Sống khỏe

'Khi có mâu thuẫn, người Việt lớn tiếng khủng khiếp'

TTO - 'Những quốc gia phát triển từ 'xin lỗi, cảm ơn" được dùng hàng giờ, ở khắp mọi nơi. Trong khi đó, ở VN cụm từ này ít người dùng đến. Thậm chí, có cảm giác người Việt nói cho đã miệng mà ít quan tâm đến cảm xúc người khác'.

Khi có mâu thuẫn, người Việt lớn tiếng khủng khiếp - Ảnh 1.

Trên đây là nhận xét của bạn đọc Lê Nữ Kim Cương. Nhằm góc thêm một góc nhìn về văn hóa ứng xử của người Việt, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu ý kiến này.

"Tôi có một người bạn là Việt kiều, anh thường xuyên bay về Việt Nam học tập, làm việc. Anh là kiểu người sống nặng tình cảm, rất yêu quý quê hương, mê mệt món phở và hủ tiếu Nam Vang.

Anh làm bên dầu khí, đầu năm 2016 anh được cử về làm đại diện tại Việt Nam như một món quà tuyệt vời.

Việc đầu tiên khi anh về nước là đi học tiếng Việt, anh biết tiếng Anh tiếng Tây Ban Nha, nhưng anh thấy càng học tiếng Việt càng thấy sự đặc biệt.

Công lao sau hai năm trời hái được quả ngọt, anh nói sành sỏi tiếng Việt, biết được cả tiếng lóng, biết cả việc người việc giỏi "võ mồm" nhưng không giỏi nói cảm ơn, xin lỗi.

Anh tâm sự: "Mình thấy người Việt mỗi lần có mâu thuẫn họ lớn tiếng khủng khiếp. Họ chỉ muốn nói cho đã, nói theo kiểu không quan tâm đến cảm xúc người khác. Có cảm giác họ thích làm nhau tổn thương trong khi chỉ cần nhẹ nhàng cũng giải quyết được vấn đề".

Thực sự chúng ta vẫn thường tự hào về vốn ngôn ngữ đa dạng, nhiều nét văn hóa đặc sắc. Song chúng ta cũng phải thừa nhận người Việt rất tiết kiệm lời cảm ơn, tiết kiệm cả lời xin lỗi.

Ở những quốc gia phát triển có một danh sách những từ được gọi "ma thuật".

Minh chứng khi cần làm việc gì đó theo ý mình có ảnh hưởng đến người xung quanh họ luôn nói "xin lỗi". Và khi đạt được hay nhận được một điều gì đó từ người khác hay xã hội họ luôn nói "cảm ơn".

Hai cụm từ "cảm ơn", "xin lỗi" được xem là cụm từ ma thuật, nó được sử dụng hàng giờ, hàng ngày và ở khắp mọi nơi.

Quay lại với trường hợp người bạn của tôi, tại sao những ngôn từ "ma thuật" chúng ta ít sử dụng như vậy?

Chắc chắn không phải vì chúng ta không được dạy mà vì chúng ta không duy trì được suy nghĩ, thói quen tích cực của việc nói cảm ơn, xin lỗi.

Tập nói cảm ơn và xin lỗi là một nét văn hóa rất hay cần được thực hiện, duy trì liên tục trong mỗi gia đình, mỗi công ty và cả ở nơi công cộng."

Làm sao tạo được thói quen nói lời 'xin lỗi và cảm ơn' cho người Việt? Theo bạn, văn hóa ứng xử của người Việt vẫn ổn hay đang xuống cấp trầm trọng? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

'Tôi nợ Sài Gòn lời cảm ơn'

TTO - 8 năm chọn Sài Gòn là nơi mưu sinh, bạn đọc Khánh Hưng cho rằng dù Sài Gòn 'đất lành' sắp hết chỗ, nhưng chưa bao giờ nơi này thôi thương mến với những "di dân" từ mọi miền. Trái lại, càng khó khăn Sài Gòn càng dang rộng vòng tay.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,212,744       453