Sống khỏe

Cần hòa bình và phát triển

TTO - Lãnh đạo Mỹ - Triều cùng ngồi với nhau đàm phán là tín hiệu tích cực.

Cần hòa bình và phát triển - Ảnh 1.

Sẽ là tuyệt vời nếu hai bên đạt thỏa thuận trong cuộc gặp lịch sử này, mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hai nước, qua đó giảm căng thẳng cũng như tạo cơ hội cho Bình Nhưỡng phát triển kinh tế.

Kỳ vọng là thế nhưng không dễ dự đoán kết quả của thượng đỉnh này. Trên bàn đàm phán, trong tay ông Kim Jong Un chỉ có con bài vũ khí hạt nhân. 

Ông Kim đã cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và việc cho phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri mới đây thể hiện thiện chí này.

Còn Washington hứa nếu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, phía Mỹ sẽ bỏ bao vây cấm vận, giúp Triều Tiên phát triển kinh tế và rút ngắn khoảng cách phát triển với Hàn Quốc.

Người dân Triều Tiên đặt kỳ vọng rất nhiều vào chủ trương và sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un. Ông ấy đồng ý gặp ông Trump cũng vì sự phát triển của Triều Tiên với mục tiêu chăm lo đời sống người dân Triều Tiên. 

Người Triều Tiên kỳ vọng rất nhiều. Nếu hai bên đạt được thỏa thuận, và Mỹ giúp phát triển kinh tế cho Triều Tiên, đó là mong muốn cháy bỏng của người dân Triều Tiên.

Kể từ năm 2011 khi nắm quyền, ông Kim Jong Un có nhiều đường lối rất độc đáo. Ông có tác phong cởi mở và phong thái chững chạc. 

Như khi Tổng thống Donald Trump ngày 24-5 tuyên bố thông báo hủy gặp thượng đỉnh, ông Kim vẫn mềm mỏng và bày tỏ thiện chí nối lại đàm phán.

Về hoạt động lễ tân ngoại giao, khác với ông nội Kim Nhật Thành và cha là Kim Jong Il, ông Kim Jong Un cũng cho thấy sự cởi mở khi đưa phu nhân cùng đi trong những chuyến công du nước ngoài.

Trong những năm qua, ông Kim Jong Un tập trung phát triển đường lối của cha là ông Kim Jong Il - phát triển vũ khí hạt nhân, coi đây là con bài để tạo lợi thế trên bàn đàm phán với Mỹ và các nước trong khu vực, đồng thời xem đó là vũ khí để bảo vệ an ninh của đất nước. 

Ngoài vũ khí hạt nhân, Triều Tiên không có gì là sức mạnh cả. Kinh tế Triều Tiên trong những năm qua rất khó khăn, nếu không nói là kiệt quệ.

Còn về triển vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên, ngay cả người lạc quan nhất cũng phải nghĩ còn khá xa. 

Hiện Triều Tiên và Hàn Quốc là hai quốc gia độc lập và đều là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Thống nhất hai nước là quá khó, cả về thể chế chính trị lẫn trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật ...

Triều Tiên là một trong những quốc gia phát triển chậm trong khu vực. Bao vây, cấm vận của phương Tây và Liên Hiệp Quốc khiến Triều Tiên không thể phát triển được thương mại và nhiều lĩnh vực khác. 

Trong khi đó, Hàn Quốc là một trong những nước phát triển hàng đầu ở châu Á. Theo con số thống kê mới nhất, thu nhập bình quân đầu người ở Triều Tiên là 1.000 USD, trong khi Hàn Quốc hơn 25.000 USD.

Hi vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12-6 tại Singapore sẽ góp phần tạo ra không khí hòa bình giữa hai miền bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy giao lưu nhân dân, kinh tế, văn hóa giữa hai miền cũng như mở ra sự hợp tác quốc tế để Triều Tiên từng bước đi lên, qua đó rút ngắn khoảng cách phát triển với Hàn Quốc.

Khi khoảng cách này được rút ngắn, từ đó mới cơ sở, nhen nhóm kỳ vọng về thống nhất hai miền Triều Tiên trong tương lai.

Hành trình đến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Triều Hành trình đến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Triều

TTO - Những diễn biến liên tục trong vòng 6 tháng qua đã đưa 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên cùng ngồi lại với nhau bên bàn đàm phán sáng 12-6 tại Singapore.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,402,983       183