Sống khỏe

Thực tập mùa hè của sinh viên: chủ động hay hay chờ trường?

TTO - Đi thực tập theo sự phân công và hướng dẫn của các giảng viên là một phần trong chương trình đại học của sinh viên.

Thực tập mùa hè của sinh viên: chủ động hay hay chờ trường? - Ảnh 1.

Sinh viên dễ dàng tìm kiếm công việc thực tập thông qua các nhóm trên Facebook - Ảnh minh họa: PHƯƠNG THANH

Tuy nhiên, ngày nay, việc thực tập không chỉ gói gọn trong các tín chỉ học bắt buộc. Không ít sinh viên chủ động tìm công việc thực tập với mức trợ cấp “khiêm tốn” thay vì công việc part-time.

Thực tập xa nhà

Từ TP.HCM, Nguyễn Minh Hiếu (sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm, trường ĐH Quốc tế) phải liên hệ với các công ty chuyên về lĩnh vực trà và cà phê tại Đà Lạt để tìm chỗ thực tập vào mùa hè. Đây là kỳ thực tập chính quy của khoa.

"Ngành mình có môn học liên quan đến trà, cà phê và cacao. Bản thân mình có hứng thú với quá trình gieo trồng và sản xuất cà phê hạt nhưng ở thành phố lại không có công ty nào như thế, nên phải tìm đến Đà Lạt", Minh Hiếu cho biết.

Minh Hiếu chia sẻ, trong thời gian học, giảng viên hướng dẫn các bước cũng như quy trình làm việ,c nhưng đến kỳ thực tập, sinh viên là người chủ động tìm nơi thực tập, giảng viên chỉ hỗ trợ. Chính vì thế, trước khi quyết định tìm công ty tại Đà Lạt thực tập hai tháng hè, Minh Hiếu cùng một nhóm bạn cùng chí hướng tham khảo các thầy cô và anh chị khóa trước.

Hiếu nói: "Các anh chị có đưa ý kiến về các công ty thuộc khu vực Tây Nguyên nhưng mình cảm thấy Đà Lạt hiện đang phát triển về mảng trà và cà phê nên cũng muốn học hỏi, trải nghiệm thêm".

Quá trình tìm kiếm nơi thực tập của Minh Hiếu kéo dài khoảng một tháng. Minh Hiếu phải tìm kiếm trên mạng, hỏi thăm người quen, thầy cô để có được số điện thoại, email các công ty. Sau đó, Minh Hiếu liên lạc, khoanh vùng những công ty có tuyển thực tập sinh.

"Mình tìm được hai chỗ. Chỗ đầu tiên thì phản hồi rằng họ sẽ xem xét nhưng đến nay vẫn chưa thấy trả lời. May mắn là mình được nhận thực tập ở công ty thứ hai", Hiếu nói.

Minh Hiếu chia sẻ: "Khó khăn nhất có lẽ là phần giấy tờ. Giấy xin phép thực tập phải có chữ ký xác nhận của cả hai bên là nhà trường và nơi thực tập. Tuy nhiên, công ty mình xin thực tập lại ở Đà Lạt nên khoảng cách địa lý trở thành vấn đề lớn. Mình phải xin phía nhà trường bổ sung chữ ký sau".

Ngoài ra, khác với những bạn thực tập ngay tại TP.HCM, Minh Hiếu gặp phải những vấn đề khác trong kỳ thực tập như công việc phải làm, nơi ở, môi trường sinh hoạt,...

Hiếu nói: "Trước khi đi thực tập, mình không được đi tiền trạm nên sẽ có những lo lắng nhất định. Khi lên đến nơi, mình cũng phải bắt đầu công việc liền, và không biết bản thân phải làm gì. Mọi thứ bước đầu phụ thuộc vào người hướng dẫn thực tập của công ty".

Về chỗ ở, Minh Hiếu cũng cho biết sau khi nhờ sự liên lạc và trình bày với phía công ty, Hiếu cùng nhóm bạn cũng đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình.

Khác với Minh Hiếu, Lê Hải Đăng (sinh viên ngành Hệ thống điện, khoa Điện - điện tử, trường ĐH Bách Khoa TP.HCM) bắt đầu kỳ thực tập tại công ty xây lắp (thuộc công ty điện lực). Công ty này nằm trong danh sách thực tập của khoa đề ra.

Hải Đăng cho biết: "Sinh viên của trường có thể chọn công ty thực tập theo danh sách đề ra, hoặc tự tìm bên ngoài. Riêng mình thì mình chọn theo khoa vì đặc thù ngành hệ thống điện chỉ có công ty điện lực hoặc công ty lớn mới có. Trước khi thực tập, sinh viên của trường đều được hướng dẫn về kiến thức và công việc ngay trong các tiết học".

Tuy nhiên, Hải Đăng cũng cho rằng bản thân cũng muốn chủ động tìm nơi thực tập, vì điều này sẽ mang lại kinh nghiệm sau này. Hè năm 1 và 2, bạn đã đi làm những công việc liên quan đến ngành họch. Đăng cho biết mặc dù đó là công việc bán thời gian, rất gần với những gì được học trong trường trước đó.

Tìm việc thực tập nhờ Facebook

Thực tập mùa hè của sinh viên: chủ động hay hay chờ trường? - Ảnh 2.

Các bước để có một cơ hội thực tập nhờ tham gia vào mạng xã hội - Đồ họa: PHƯƠNG THANH

Bên cạnh thực tập theo lịch tại trường, nhiều sinh viên năm 2, năm 3 chọn đi thực tập tự túc vào mùa hè thay vì công việc part-time.

Hoàng Triệu (sinh viên trường ĐH Kinh tế, TP.HCM) cho biết: "Mình muốn tự tìm nơi thực tập bên ngoài, mặc dù chưa đến kì quy định của chương trình học. Một phần mình muốn tìm hiểu trước, phần khác lại không muốn theo sự sắp đặt của trường mà muốn tự trải nghiệm môi trường bên ngoài nhiều hơn".

Thông thường, hè là thời gian sinh viên về quê hoặc đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc đi thực tập hiện nay cũng được nhiều bạn quan tâm, vì công việc khi đi thực tập sẽ thực tế và gần hơn với những kiến thức sinh viên được học tại trường.

Mặt khác, đi làm thêm đôi khi còn chiếm thời gian ít hơn thực tập, do sinh viên có thể lựa chọn công việc part-time khoảng 5 - 6 giờ mỗi ngày, mức thu nhập lại cao hơn.

Hoàng Triệu chia sẻ: "Hiện tại, mình làm sinh viên thực tập nên phải làm việc theo thời gian quy định của công ty là từ 8h đến 17h, nghỉ trưa 1 tiếng. Thu nhập mỗi tháng cũng được tính ở mức trợ cấp chứ không phải lương theo giờ".

Tuy nhiên, Hoàng Triệu cho biết bạn vẫn chọn công việc thực tập, vì việc làm thêm không giúp ích cho ngành học và công việc sau này.

"Mình được làm quen với cơ sở dữ liệu, môi trường làm việc tại các công ty và từng bước tiếp cận với công việc. Mình không đánh giá các bạn đi làm thêm trái ngành là sai, nhưng thấy rằng đi thực tập vẫn tốt hơn vì mình đã chuẩn bị lên năm 4. Những gì bạn học được cũng sẽ nhiều hơn so với công việc tại các quán nước, nhà hàng", Triệu nói.

Cũng như nhiều bạn khác, Hoàng Triệu tìm công việc thực tập nhờ tham gia các nhóm cơ hội việc làm, cơ hội thực tập dành cho sinh viên trên Facebook. Tại các nhóm này, các thông tin tuyển dụng thực tập sẽ được liên tục cập nhật, nhất là trong thời điểm hè. Sau khi đăng tải, các công việc đều nhận được sự quan tâm của nhiều sinh viên.

Cũng chính vì tin tuyển dụng được đăng tải nhiều và không được kiểm duyệt chặt chẽ nên sinh viên phải lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.

"Mình phải đọc và lựa chọn những công việc phù hợp vì rất nhiều lĩnh vực được đề cập đến trong quá trình tuyển dụng. Sau khi chọn được công ty và vị trí, mình liên lạc với người đăng tải thông tin để xin JD (bảng mô tả công việc) và gửi CV vào email được cung cấp để xin việc", Hoàng Triệu cho biết về quá trình bạn xin công việc thực tập.

Sau khi gửi CV, nếu bạn là ứng viên phù hợp, đại diện của công ty sẽ liên lạc và hẹn lịch phỏng vấn. Công việc thường sẽ bắt đầu sau 1 đến 2 ngày kể từ lúc bạn đậu vòng phỏng vấn.

Hoàng Triệu kể khi chia sẻ về việc tìm công việc thực tập với gia đình, bạn nhận được sự ủng hộ. "Mẹ mình khuyến khích thực tập thế này hơn đi làm thêm trái ngành. Mẹ cho rằng đi thực tập có kinh nghiệm thực tế và hỗ trợ tốt hơn cho việc viết luận văn ra trường vào cuối năm 4 của mình. Nhưng mẹ cũng dặn mình phải cẩn thận tránh những công ty mang tính chất lừa gạt sinh viên", bạn nói.

Hoàng Triệu mất khoảng nửa tháng để tìm kiếm và có được công việc hiện tại. Theo Triệu, hiện nay cơ hội việc làm, thực tập rất nhiều, chủ yếu phụ thuộc vào bản thân mỗi người có nắm bắt và lựa chọn sao cho phù hợp hay không.

"Đừng thực tập với tâm lý của thực tập sinh" 'Đừng thực tập với tâm lý của thực tập sinh'

Đó là nhận định chung của nhiều doanh nghiệp khi tiếp nhận sinh viên thực tập (thực tập sinh) và cho rằng, tâm lý này hoàn toàn không nên.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,240,806       923