Sống khỏe

Vì sao các nươc đồng thanh đòi trật tự quốc tế dựa trên luật pháp?

TTO - Đối thoại Shangri-La kết thúc với nhiều sự kiện mới khác trước. Chưa bao giờ các nước lại đồng thanh lên tiếng về một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp như lúc này.

Vì sao các nươc đồng thanh đòi trật tự quốc tế dựa trên luật pháp? - Ảnh 1.

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan tham gia thao diễn hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) - Ảnh: US NAVY

Đây không phải là để "cô lập Trung Quốc" như có thể nghĩ, mà là để thuyết phục Trung Quốc hiểu lại nhu cầu hành xử dựa trên luật pháp quốc tế thay vì tự mình làm càn, rồi biến sự đã rồi (từ ngữ nhiều lần được sử dụng trong các diễn văn của các bộ trưởng quốc phòng ở Đối thoại Shangri-La) thành một quyền đương nhiên có xuất phát từ thực tại đã rồi để từ đó mà "làm luật" theo ý mình.

Những khuyên giải như "luật lệ hiện hành là luật lệ được đại đa số trên thế giới chấp nhận, chứ không chỉ bởi người Anh, người Pháp, người Mỹ, mà là đại đa số mọi người" của Bộ trưởng quốc phòng Anh Gavin Williamson. 

Hay "áp dụng cách tiếp cận "có sức mạnh thì có quyền" là trái với lợi ích của tất cả các quốc gia... Không một quốc gia nào có thể là tác giả luật lệ cho người khác" của Bộ trưởng quốc phòng Úc Maryse Payne. 

Hoặc "luật pháp quốc tế đặt ra các chuẩn mực hành vi nào là chấp nhận được và hành vi nào là không chấp nhận được đối với mỗi quốc gia" của Bộ trưởng quốc phòng Nhật Tomomi Inada, và còn của nhiều bộ trưởng quốc phòng khác nữa, chính là vì thiện chí gìn giữ hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho mọi nước.

Cũng thế, việc hải quân các nước Anh, Pháp từ nay sẽ cùng nhau "tự do hàng hải" trên Biển Đông, theo giải thích của Bộ trưởng quốc phòng Pháp Florence Parly là do "nếu những "sự đã rồi" cứ không bị đặt vấn đề, sẽ biến thành một cái quyền" và rằng khi các nước "thực hành tự do hàng hải" chính là tự đặt mình vào vị thế phản đối bất cứ việc đưa ra những tuyên cáo chủ quyền trong thực tế trên các hòn đảo đó".

Tại sao năm ngoái, cũng tại Đối thoại Shangri-La này, bộ trưởng quốc phòng Pháp lúc đó là Le Drian mới chỉ nêu ý cần "hiện diện nhìn thấy được" trên Biển Đông mà qua năm nay, Anh và Pháp cùng loan báo "tới đây sẽ thực thi tự do hàng hải" trên Biển Đông? 

Có nhiều lý do, nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân gần, thậm chí rất gần là việc ba tàu hải quân Úc tháng trước đã bị hải quân Trung Quốc "xét giấy" khi đang trên đường đến TP.HCM - tất nhiên hải quân Úc đã không chấp nhận, vì nếu nín thinh chấp nhận "bị xét giấy" đồng nghĩa với cúi mình trước "luật lệ" mới tự ấn định ra cho cả thế giới này. 

Vụ "xét giấy" đoàn tàu hải quân Úc chính là "phép thử" để xem "có ai dám làm gì mình" hay không, để sau đó tiếp tục "làm luật" tiếp.

Chính vì không chấp nhận "sự xưng hùng xưng bá" đó mà thế giới nay đã bắt đầu phản đối bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói nữa. 

Phản ứng bằng cách rút lời mời hải quân Trung Quốc tham gia thao diễn hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). 

Phản ứng bằng việc Ấn Độ và Nhật Bản nay nhất trí phối hợp hơn nữa các chính sách hành động ở hướng Đông của Ấn Độ và sách lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở của Nhật Bản. 

Phản ứng bằng việc nay các nước cùng nhau thực thi "tự do hàng hải và hàng không" trên Biển Đông cùng lúc với khuyên giải tại sao cần duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Phản ứng bằng cách cuối cùng cũng thôi nín thinh.

Dòng lịch sử quay theo (tạm gọi) quy luật sau mà người Do Thái đã tổng kết mấy thế kỷ trước Công nguyên: "Mỗi việc đều có thời khắc của nó. Mỗi hoạt động dưới bầu trời này cũng đều có những mùa của nó. Có thời khắc để ra đời thì có thời khắc để chết. Có thời khắc để gieo trồng thì có thời khắc để nhổ lên. Có thời khắc để giết chóc thì có thời khắc để hàn gắn. Có thời khắc để giật đổ thì cũng có thời khắc để dựng xây. Có thời khắc để xé bỏ thì cũng có thời khắc để vá lại. Có thời khắc để câm nín thì cũng có thời khắc để nói ra. Có thời khắc để thù ghét thì cũng có thời khắc để yêu thương. Có thời khắc để chiến tranh thì cũng có thời khắc cho hòa bình".

Shangri-La: Đại biểu Trung Quốc cố biến ‘giông tố’ thành chuyện bình thường Shangri-La: Đại biểu Trung Quốc cố biến ‘giông tố’ thành chuyện bình thường

TTO - Thành viên đoàn Trung Quốc tới dự Shangri-La nỗ lực làm bớt tính nghiêm trọng của vấn đề Biển Đông, trong khi phái đoàn Mỹ quyết không bỏ qua một trong những vấn đề "nóng" nhất này.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,277,200       1,644