Sống khỏe

Cả xã hội ngại nói về tình dục, giới trẻ lãnh đủ

TTO - Làm gì để người trẻ sống tốt, sống tử tế trước thực tế có nhiều người trẻ nghiện ma túy đá, phạm tội nghiêm trọng? Một số người nước ngoài đã chia sẻ và đưa ra những giải pháp cho vấn đề này.

Cả xã hội ngại nói về tình dục, giới trẻ lãnh đủ - Ảnh 1.

Sinh viên tình nguyện TP.HCM sửa chữa cầu bêtông nông thôn ở huyện Củ Chi - Ảnh: Q.LINH

* Anh Maytapat Pararaman (người Thái Lan)

Cả xã hội ngại nói về tình dục, giới trẻ lãnh đủ

Tôi nghĩ có ba vấn đề nan giải của giới trẻ ở Thái Lan. Một là tình trạng mang thai ở tuổi thanh thiếu niên, hai là ma túy và ba là xã hội thiếu tin tưởng người trẻ.

Theo tôi biết, tỉ lệ mang thai ở tuổi thanh thiếu niên của Thái Lan cao hơn so với các nước ở Đông Nam Á. Cứ 1.000 ca sinh lại có 54 ca mà các bà mẹ nằm trong nhóm 15-19 tuổi.

Tình trạng nhiều người Thái mang thai ở độ tuổi thanh thiếu niên vừa do cội rễ văn hóa, vừa do chính sách bảo thủ.

Người Thái rất ngại khi nói về các chủ đề liên quan đến tình dục. Trong gia đình, giáo dục giới tính không được nhắc đến, dù là chỉ bảo hay thảo luận. Các trường học của Thái Lan cũng không dạy học sinh về vấn đề tình dục an toàn.

Vì vậy, các bạn trẻ không biết cách sử dụng những biện pháp tránh thai. Sự bảo thủ trong văn hóa về vấn đề tình dục làm cho đến cả những người có trách nhiệm như cha mẹ, thầy cô cũng ngại ngùng khi giáo dục giới tính. Hậu quả là các bạn trẻ vừa thiếu kiến thức, vừa thiếu kinh nghiệm trong vấn đề tình dục khi bước vào tuổi dậy thì.

“Một vấn đề khác mà giới trẻ ở Úc cũng gặp phải là tình trạng thất nghiệp. Ít việc làm, ít cơ hội dẫn đến trầm cảm và để chống trầm cảm, họ lại tìm đến ma túy. Tuy nhiên, không phải người trẻ nào cũng vậy

Cô Veronnica Nagathota

Cả xã hội ngại nói về tình dục, giới trẻ lãnh đủ - Ảnh 3.

Theo tôi, vấn đề mang thai ở tuổi thiếu niên cũng không được chú ý đúng mức ở khía cạnh quản lý nhà nước. Các nhà lập pháp có xu hướng đánh đồng tình dục là đạo đức. Trong khi đó, tình dục là nhu cầu tự nhiên, chúng ta không thể lảng tránh nhu cầu tự nhiên của con người, mà nên giúp người trẻ được lựa chọn thực hiện sao cho an toàn. Tôi rất mong Thái Lan giáo dục giới tính đến nơi đến chốn cho học sinh và phổ biến các biện pháp tránh thai rộng rãi.

Về vấn đề người trẻ sử dụng chất gây nghiện, những con số thống kê cho thấy sự nghiêm trọng và quy mô của nạn nghiện ma túy. Theo tôi, chìa khóa của vấn đề có thể là cải thiện hệ thống giáo dục và bất bình đẳng xã hội, vì tôi nhận thấy những người sử dụng và buôn bán ma túy đa số ở tầng lớp thấp trong xã hội, thiếu cơ hội được học hành đầy đủ, thiếu cơ hội có việc làm tốt.

Một vấn đề nữa là ở Thái Lan việc tin tưởng, trao sức mạnh cho giới trẻ hiếm khi được ủng hộ. Chẳng hạn trong hệ thống giáo dục, không có không gian thảo luận cho sinh viên. Học sinh, sinh viên không được bày tỏ chính kiến và trở thành những người học thụ động. 

Trong khi đó ở phương Tây, giảng viên và sinh viên có thể chia sẻ và trao đổi ý kiến với nhau. Điều này chẳng bao giờ xảy ra tại Thái Lan. Một lần nữa tôi nghĩ do tác động của văn hóa. Chúng tôi quan niệm người nhỏ phải vâng lời và nghe theo người lớn do người lớn luôn đúng. 

Giáo viên sẽ rất giận dữ nếu sinh viên đặt câu hỏi ngược lại với mình. Theo tôi, tiếng nói của người trẻ cần được tôn trọng hơn.

* Cô Veronnica Nagathota (người Úc):

Cả xã hội ngại nói về tình dục, giới trẻ lãnh đủ - Ảnh 4.

Ma túy - vấn nạn của giới trẻ

Là người từng làm công tác xã hội, tôi quan tâm nhiều đến nạn nghiện ma túy ở thanh thiếu niên VN. Đầu tiên là ở những thành phố lớn như TP.HCM, nhưng trong bốn năm qua tôi để ý thấy vấn nạn ma túy đã lan khắp cả nước.

Ma túy đá là một trong những loại gây nghiện nghiêm trọng trên thế giới, đồng thời rẻ hơn các loại khác như heroin hoặc cocaine. Ma túy đá là chất gây nghiện nguy hiểm và chính quyền khắp nơi trên thế giới đều khó kiểm soát. Ma túy đá tàn phá cả người sử dụng lẫn cộng đồng. 

Thuốc lắc cũng là một vấn đề tại các tụ điểm, như câu lạc bộ đêm ở các khu vực đông du khách nước ngoài. Những thanh niên VN muốn du nhập lối sống phương Tây và sinh sống gần các khu vực đó có thể bị ảnh hưởng.

Ở nước tôi, nạn sử dụng ma túy cũng là một vấn đề lớn, không chỉ đối với giới trẻ mà là mọi lứa tuổi. Đó là một "cuộc chiến" mà cảnh sát và quan tòa ở Úc phải đối mặt. Nhiều vụ phạm tội xảy ra liên quan đến nghiện ma túy, truyền thông thường đưa tin cảnh sát phá được đường dây ma túy lớn... 

Úc đối mặt với các loại ma túy như thuốc lắc, cocaine, heroin và nhiều loại khác, nhưng phổ biến nhất vẫn là thuốc lắc, ma túy đá...

Để giải quyết vấn đề này, tôi nghĩ biện pháp mà VN nên áp dụng là giáo dục, giáo dục và giáo dục. Ngoài ra, cần có công tác quản lý tốt người nước ngoài, tránh nạn mang chất gây nghiện từ nước ngoài vào. 

Có những người đi du lịch bụi đã quen với việc sử dụng ma túy trái phép tại nước họ và nghĩ sử dụng ở nước bạn cũng sẽ không sao.

Ở Úc, chính phủ cung cấp tài chính cho các tổ chức để giải quyết việc sử dụng ma túy hoặc những ảnh hưởng có liên quan đến sử dụng ma túy trong cộng đồng. Tôi từng có tám năm tình nguyện cho một chương trình tiếp cận đường phố liên quan đến ma túy trong giới trẻ.

Có rất nhiều chương trình ở Úc nhằm hướng đến giáo dục người trẻ sống tích cực, từ tuổi đi học đến tận tuổi trưởng thành, tuy nhiên việc giáo dục chỉ thành công nếu có sự tham gia từ phía gia đình. Trẻ em học hỏi hành vi và thái độ từ cha mẹ. Nhiều thanh thiếu niên sống trong các gia đình mà bố mẹ có thể có vấn đề về ma túy và không xem đó là vấn đề cho con cái mình.

* Anh Ahmad Bassim (người Palestine):

ahmad-18-3-3(read-only)

Sách giúp tôi sống có chiều sâu

Một trong những vấn đề giới trẻ ở Palestine chúng tôi phải đối mặt là chuyện không có việc làm, và tôi mong chính quyền có thể làm điều gì đó để cải thiện vấn đề này.

Việc lạm dụng chất gây nghiện, may mắn thay lại không phải là vấn đề phổ biến ở Palestine do đa số người dân theo đạo Hồi. Chúng tôi rất khắt khe đối với việc sử dụng chất kích thích, rượu, bia.

Là một người trẻ, cá nhân tôi thường tự hỏi mình phải làm gì để ít ra có sức đề kháng trước cám dỗ từ những gì không được xã hội khuyến khích. Và tôi thấy đọc sách giúp mình thành một người sống có chiều sâu, có kiến thức và hành vi phù hợp.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,187,783       575