Sống khỏe

CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 3,5%

TTO - Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá CPTPP giúp GDP Việt Nam tăng thêm 3,5%, còn giới doanh nghiệp cũng phần đa kỳ vọng vào lợi ích của hiệp định mậu dịch tự do này.

CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 3,5% - Ảnh 1.

Ngân hàng Thế giới dự báo CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam - Ảnh: Bộ Công Thương

Đây là nội dung tại "Báo cáo về lợi ích của Việt Nam" được WB công bố ngày 9-3 sau khi Việt Nam và 10 quốc gia khác vừa ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile.

Theo đó, WB khẳng định CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn, bổ sung động lực cho mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, cho biết ngay cả khi dựa trên những giả định khiêm tốn thì CPTPP dự kiến cũng sẽ góp phần làm tăng thêm 1,1% GDP tính đến thời điểm 2030. Với thêm giả định tăng năng suất khiêm tốn, CPTPP sẽ góp phần làm GDP tăng thêm 3,5%.

Bên cạnh đó, Hiệp định này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho mọi nhóm thu nhập nhưng những lao động có tay nghề cao và thuộc nhóm có thu nhập 60% từ trên xuống sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

WB cũng dự báo tăng trưởng đầu tư nước ngoài cũng sẽ kéo theo tăng trưởng ngành dịch vụ và tăng năng suất lao động.

Các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và nhờ vậy khuyến khích phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế WB tại Việt Nam,CPTPP sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho Việt Nam nhờ tự do hóa thương mại và tăng cường tiếp cận thị trường. Quan trọng nhất là nó sẽ thúc đẩy và tăng tốc quá trình cải cách trong nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thực hiện các cam kết trong CPTPP sẽ thúc đẩy hơn nữa minh bạch hóa và xây dựng thể chế hiện đại tại Việt Nam"

Chuyên gia kinh tế Sebastian Eckardt nhấn mạnh

Cùng với WB, bà Rebecca Bryant - Đại biện lâm thời sứ quán Úc tại Việt Nam, khẳng định phía Úc cam kết giúp Việt Nam tận dụng lợi thế từ những cơ hội kinh tế to lớn do CPTPP mang lại.

"Hoạt động này bao gồm hỗ trợ tăng tính cạnh tranh, giảm hàng rào thương mại và tăng cường kết nối", bà Rebecca Bryant nói rõ thêm.

Doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng ảnh hưởng tích cực

Ngay khi Hiệp định CPTPP mà Việt Nam và 10 quốc gia khác vừa ký kết ngày 8-3 (theo giờ địa phương) tại Chile, Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải đã công bố khảo sát mới cho thấy hiệp định sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam.

Theo kết quả một khảo sát toàn diện về doanh nghiệp trên toàn cầu của HSBC, khoảng hai phần ba (63%) các doanh nghiệp tại Việt Nam tin rằng Hiệp định CPTPP được ký sẽ có tầm ảnh hưởng tích cực lên hoạt động kinh doanh của họ.

Khảo sát tiến hành với 1.150 doanh nghiệp tại các quốc gia thành viên CPTPP và hơn 6.000 doanh nghiệp trên toàn cầu.

Trong số doanh nghiệp có trụ sở tại các nước thành viên CPTPP tham gia khảo sát, gần một nửa (46%) kỳ vọng những lợi ích tích cực từ hiệp định. 

Đây là các doanh nghiệp tại 6/11 quốc gia là thành viên của hiệp định gồm Úc, Canada, Malaysia, Mexico, Singapore và Việt Nam.

Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khoảng một nửa số doanh nghiệp tin rằng Hiệp định này phù hợp với hoạt động kinh doanh của họ (46%), và kỳ vọng hưởng lợi từ Hiệp định (48%), riêng tại VN, con số này lần lượt là 50 và 63%. 

"Hiệp định phù hợp và có vai trò tích cực đối với, đặc biệt tại Việt Nam, Malaysia và Singapore", khảo sát nhận định.

"Đối với tôi, việc CPTPP được ký kết mang một ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế toàn cầu trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang có chiều hướng lan rộng", ông Phạm Hồng Hải - Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, đánh giá.

Theo ông Hải với việc Mỹ không có mặt trong CPTPP, lợi ích của Việt Nam có thể ít đi so với TPP trước đó, ví dụ GDP chỉ tăng thêm 1,32% thay vì 6,7%, xuất khẩu tăng thêm 4% thay vì 15%. 

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,201,842       355