Sống khỏe

Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc quá hạn

Rất nhiều người chủ quan, vì tiếc thuốc thừa nên vẫn giữ và dùng lại cho những lần sau, mặc thuốc hết hạn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc quá hạn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: indepthnh.org

Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc quá hạn

Hạn dùng của thuốc được hiểu là thời hạn ấn định cho thuốc mà trước thời hạn đó thuốc còn đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nếu được bảo quản đúng quy định. Sau "hạn dùng" thuốc sẽ không được phép lưu thông trên thị trường hay sử dụng được. Tùy mỗi loại thuốc khác nhau mà hạn dùng có thể dài hay ngắn, từ 2 đến 5 năm. Theo các chuyên gia thì hạn dùng chính là tiêu chí quan trọng nhất để nói một thuốc còn chất lượng hay không.

Đa số các sản phẩm thuốc khi hết hạn sẽ không còn nguyên hiệu lực, thậm chí không còn hiệu lực như ban đầu. Nghĩa là, thuốc sẽ không có đủ khả năng ngăn cản, điều trị những chứng bệnh mà chúng vốn có khả năng dập tắt khi còn ở hạn sử dụng. Một điều đáng quan tâm hơn là trong thuốc quá hạn có thể chứa độc tính thay vì khả năng chữa bệnh ban đầu.

Bởi lẽ, hoạt chất trong thuốc theo thời gian có thể sẽ bị biến đổi sang một dạng hợp chất hóa học khác xa với hợp chất ban đầu, có thể do tác động của ngoại cảnh hay do thành phần thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian cho phép, từ đó, sinh ra những hợp chất mới có độc tính cao. Người bệnh không may sử dụng phải các loại thuốc quá hạn có thể sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hoặc khiến bệnh nặng thêm.

Không được tùy tiện khi dùng thuốc quá hạn sử dụng

Để xác định hạn dùng của một loại thuốc, nhà sản xuất không ấn định bừa mốc thời gian nào đó mà phải thử độ ổn định của thuốc. Đó là tập hợp các thí nghiệm với độ tin cậy cao được thiết kế để xác định tuổi thọ và hạn dùng của thuốc. Tặng hay bán thuốc quá đát cho bất cứ ai, không chỉ cho gia đình chính sách, đều hết sức nguy hiểm cho người dùng.

Thậm chí muốn thuốc tốt phải tuân thủ các nguyên tắc bảo quản. Như khi mua thuốc về nếu không dùng ngay nên để nơi có nhiệt độ mát, khô ráo, không bị ánh nắng chiếu vào. Một số thuốc có đến hai hạn dùng. Đó là các thuốc không phân liều, được dùng nhiều lần.

Điển hình là thuốc nhỏ mắt, ngoài hạn dùng ghi trên bao bì, hộp, nhãn thuốc (hạn dùng khi thuốc chưa được mở) còn có hạn dùng nữa phải tính khi lọ thuốc nhỏ mắt được mở ra sử dụng, đó là sau 15 ngày dùng thuốc, nếu thuốc còn thừa phải bỏ đi vì sau nhiều lần sử dụng lọ thuốc có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc. Có chị em trữ thuốc ngừa thai loại viên uống trong phòng tắm với mục đích để không quên việc uống thuốc. Chính việc trữ thuốc trong phòng tắm sẽ hại thuốc vì đây là môi trường có độ ẩm cao, hơi nước sẽ ngấm vào thuốc làm giảm chất lượng.

Thuốc nước tiêm hay uống dùng nhiều lần cũng vậy, sau khi dùng cho một đợt điều trị (có thể sau một ngày hay một tuần) còn thừa phải bỏ, không nên căn cứ hạn dùng được ghi mà để dành dùng sau này, rất nguy hiểm.

Trong thực tế, vẫn có nhiều loại thuốc đã quá hạn sử dụng được ghi trên vỏ hộp. Một nghiên cứu do cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho thấy nhiều loại thuốc vẫn còn hiệu lực sau khi đã quá hạn sử dụng nhiều năm. Tuy nhiên, FDA khuyến cáo không sử dụng thuốc quá hạn vì sẽ đối mặt nhiều rủi ro khôn lường.

Trước hết, đa số thuốc hết hạn sẽ không còn nguyên hiệu lực, thậm chí không còn hiệu lực. Điều này có nghĩa là thuốc sẽ không có đủ khả năng chống chọi với những chứng bệnh hoặc những rối loạn mà chúng vốn có khả năng dập tắt khi còn ở hạn sử dụng. Hơn nữa, sử dụng thuốc quá hạn cũng làm cho người dùng có một cảm giác "an toàn giả".

Cứ tưởng rằng sau khi uống thuốc thì bệnh sẽ hết nhưng thực tế, thuốc đã giảm tác dụng; thay vì thời gian bình phục sớm hơn thì người sử dụng vẫn còn yếu ớt, nếu uống một liều tiếp cũng là thuốc hết hạn sẽ làm bệnh có thể trở nặng thêm.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,206,292       481