Sống khỏe

Báo Trung Quốc giải thích gì về đề xuất bỏ giới hạn nhiệm kỳ?

TTO - Việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ, nếu có, cũng là cách để khẳng định vai trò lãnh đạo của tập thể chứ không dọn đường duy trì quyền lực cá nhân, tờ Nhân dân Nhật báo viết.

Báo Trung Quốc giải thích gì về đề xuất bỏ giới hạn nhiệm kỳ? - Ảnh 1.

Ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong áp-phích ở thủ đô Bắc Kinh - Ảnh: AFP

Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong kỳ họp cuối tuần trước, đã công bố đề xuất bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với vị trí Chủ tịch, phó Chủ tịch nước và thông báo sẽ đưa ra lấy ý kiến Quốc hội kỳ này. 

Đây là động thái bị hiểu rằng sẽ giúp Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục vai trò lãnh đạo đất nước trong tương lai.

Đề xuất thay đổi trên sẽ được thảo luận và bỏ phiếu thông qua tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc khai mạc từ ngày 5-3 tới. 

Thông tin này đã tạo sự chú ý lớn trong dư luận. Báo chí phương Tây bóng gió nói rằng ông Tập, đang là vị lãnh đạo có vị thế chắc chắn và mạnh mẽ, sẽ "tại vị chưa biết tới khi nào".

Trong một bài xã luận dài đăng hôm nay (1-3), tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định ý tưởng bỏ giới hạn nhiệm kỳ là "một bước đi quan trọng" để củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xét theo bất kỳ góc độ nào.

"Điều chỉnh này không có nghĩa sẽ thay đổi hệ thống hưu trí của đảng và các lãnh đạo quốc gia, và không có nghĩa sẽ là một hệ thống nhiệm kỳ dài hạn cho các quan chức lãnh đạo", bài báo cho biết.

Nhân dân Nhật báo chỉ ra rằng các nguyên tắc của đảng, khác với Hiến pháp, tuyên bố rõ ràng là các lãnh đạo không thể giữ vị trí của mình mãi mãi, và rằng nếu sức khỏe không đảm bảo thì nên về hưu. Mà quy định ấy áp dụng cho người đứng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho vị trí lãnh đạo quân sự và nhà nước, vốn đều do ông Tập nắm giữ hiện tại.

Tờ báo kết luận: "Đây là một hệ thống được thiết kế để phù hợp với điều kiện của quốc gia và đảm bảo sự bền vững, ổn định cho đảng và đất nước".

Theo luật bất thành văn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các quan chức cấp cao không thể thăng chức nếu đã ở tuổi 68.

Chính điều này khiến một số ý kiến thắc mắc về vai trò của ông Vương Kỳ Sơn - nhân vật thân tín quan trọng bậc nhất của ông Tập Cận Bình trong cuộc chiến chống tham nhũng sau Đại hội đảng vừa qua, vì ông Vương đã 69 tuổi.

Nhưng theo diễn biến mới, ông Vương Kỳ Sơn dự kiến sẽ được phê chuẩn làm Phó chủ tịch nước trong kỳ họp Quốc hội tới. Người đàn ông từng được xem là kỳ tài chính trị này có thể đóng vai trò then chốt và cụ thể trong việc giúp Trung Quốc ứng phó với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Hãng tin Reuters.

Chân dung Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

TTO - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sinh tháng 6-1953, quê quán ở Phú Bình, Thiểm Tây, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 1-1974.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,382,731       165