Sống khỏe

Phải thay đổi cung cách quản lý cũ

TTO - Về lâu dài chỉ có khu vực kinh tế tư nhân mới là động lực tạo ra của cải, sáng tạo và buộc doanh nghiệp nhà nước và chính quyền phải thay đổi cung cách quản lý cũ.

Phải thay đổi cung cách quản lý cũ - Ảnh 1.

Hối hả cả năm, người Việt Nam chúng ta may vẫn còn có tết. Tết để đoàn tụ, tết để tĩnh tâm nhìn lại trước mỗi bước đi xa. Đất nước đã mở cửa, sức ép cạnh tranh lan nhanh tới mọi ngóc ngách của cuộc sống. Vì vậy, nhiều người rất thích chủ đề năm 2018 của một doanh nghiệp lớn: Dũng cảm thay đổi, tăng tốc dẫn đầu!

Để thành công, để phát triển, để dẫn đầu, từ người dân, doanh nghiệp tới chính quyền ai cũng phải thay đổi. Chỉ có điều thay đổi nào cũng ẩn chứa rủi ro, thay đổi nào cũng cần sự dũng cảm, dám làm, dám chịu.

Nửa thế kỷ trước, tết năm ấy là Mậu Thân.

Chữ nghĩa không thể diễn tả được sự dũng cảm của thế hệ ông cha thời đó. Nay, người đang sống còn phải ráng sống thêm phần của những người đã khuất. Chiến trường xưa nay đã trở thành thị trường ganh đua chẳng kém phần khốc liệt, không dũng cảm thay đổi, chúng ta mãi sẽ là người làm thuê trên mảnh đất quê hương.

Xin hãy bắt đầu bằng năng suất lao động. Năng suất lao động của người Việt Nam có lẽ thấp nhất Đông Nam Á. Một người Singapore có năng suất bằng 15 người Việt Nam, một người Malaysia có năng suất bằng 6 người Việt Nam, chúng ta còn kém cả người Lào. 

Điều gì đã làm cho một dân tộc ngoan cường và dũng cảm, mấy nghìn năm vượt núi băng sông khai phá làm chủ phương Nam chỉ sau nửa thế kỷ đã trở nên thua kém trong cạnh tranh với các dân tộc láng giềng.

Thể chế là gốc rễ giải thích mọi sự tụt hậu đó. Ba mươi năm sau Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa vào khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ. Ưu ái các tập đoàn kinh tế nhà nước đáng tiếc đã tập trung nguồn lực khổng lồ vào tay những nhóm nhà quản trị mà thiếu đi sự giám sát minh bạch của thị trường và của người dân. 

Trải thảm đỏ đón FDI, chúng ta nhanh chóng mở cửa cho đầu tư nước ngoài khai thác nhân công và chi phí môi trường giá rẻ. Bị chèn ép bởi kinh tế nhà nước và đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân của người Việt Nam có quy mô nhỏ bé, an phận với thương mại, gia công, làm thuê. 

Nước ta đã có thêm nhiều người giàu, song vẫn thật hiếm các nhà công nghiệp, kỹ nghệ, đem thương hiệu và trí tuệ Việt ra ganh đua với thế giới bên ngoài.

Dũng cảm đổi thay, chúng ta hiểu về lâu dài chỉ có khu vực kinh tế tư nhân mới đủ sức hấp thụ hàng triệu lao động trẻ hằng năm, mới là động lực tạo ra của cải, sáng tạo và sự ganh đua không ngừng nghỉ nhấn chìm mọi trì trệ và lạc hậu. 

Sức ép cạnh tranh từ kinh tế tư nhân buộc doanh nghiệp nhà nước và chính quyền phải thay đổi cung cách quản lý cũ. Tuy dư địa chính sách hẹp dần, song chính quyền các cấp phải nâng đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển. 

Quyền tài sản, tự do khế ước của họ phải được đảm bảo, nếu có tranh chấp thì các thể chế tư pháp phải công bằng, minh bạch và đáng tin cậy. Con đường tới đích đó thật dài, song đó là những điều không thể né tránh.

Làm sao để kinh tế ngầm lộ diện? Làm sao để kinh tế ngầm lộ diện? Hãy tự tin như U23 Việt Nam Hãy tự tin như U23 Việt Nam 20 năm, một trang mới 20 năm, một trang mới
Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,239,620       592