Sống khỏe

Trẻ càng lớn càng lười đọc sách, vì sao?

TTO - Bạn có nhận ra cô/cậu nhóc nhà mình ngày càng ít đọc sách? Nếu không thì chúc mừng bạn, còn nếu có?

Trẻ càng lớn càng lười đọc sách, vì sao? - Ảnh 1.

Ảnh: Supermumpreneur

Dưới đây là phân tích của Daniel Willingham, giáo sư tâm lý tại Đại học Virginia và tác giả cuốn "Tại sao học sinh không thích đi học?""Khi nào bạn có thể tin tưởng các chuyên gia? Làm thế nào để phân biệt đúng sai trong giáo dục?" được tờ Washington Post giới thiệu.

Thanh thiếu niên dành bao nhiêu thời gian rảnh để đọc sách? Không nhiều. Theo Văn phòng Thống kê Lao động Mỹ, trung bình các em tuổi teen chỉ đọc 6 phút/ngày. Vì sao lại như vậy?

Thái độ đối với việc đọc là một yếu tố, nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Thái độ đối với việc đọc đạt đỉnh vào những năm đầu cấp tiểu học. Với mỗi năm trôi qua, thái độ của học sinh đối với việc đọc lại giảm xuống.

Không khó để hiểu vì sao điều đó có thể xảy ra. Đối với hầu hết các em, học để biết đọc là điều mang lại sự tưởng thưởng. Đó là một dấu hiệu trở nên "trưởng thành" hơn, để đạt được một kĩ năng mà chỉ những anh chị và bạn bè lớn tuổi hơn mới có được. 

Trong những năm ban đầu ấy, việc đọc của các em chủ yếu là để hiểu và cảm nhận các câu chuyện ở mức cơ bản, thậm chí là theo cách riêng của các em.

Tuy nhiên, hãy xem việc đọc sách thay đổi như thế nào trong những năm giữa cấp tiểu học và sau đó.

• Kỳ vọng cao hơn dành cho việc hiểu: Những câu chuyện trở nên dài hơn và phức tạp hơn. Một trang từ quyển sách dành cho học sinh lớp 1 có thể là bức tranh với một hoặc hai câu văn bản. Khi vào lớp 3, học sinh được kỳ vọng đọc những cuốn sách nhiều chương như Charlotte’s Web.

• Ít sự chọn lựa hơn: Khi lớn hơn, trẻ đối mặt với nhiều bài viết phải đọc hơn, và thường ít được phép thay thế một quyển sách mà chúng không thích bằng một quyển khác.

• Nhiều thể loại hơn: Những học sinh đầu cấp tiểu học đọc phần lớn là các câu chuyện, một thể loại quen thuộc với nhiều em, thông qua sách, phim ảnh và truyền hình. Về sau, chúng "đụng phải" các tiểu sử, bản tin cũng như những thể loại khác với cách tổ chức và văn phong khác nhau. Sự mới mẻ của thể loại đó làm cho việc hiểu trở nên khó khăn hơn.

• Những mục đích khác nhau: Có lẽ điều quan trọng nhất là giáo viên yêu cầu học sinh gắn việc đọc với các mục đích mới. Trẻ nhỏ hơn đọc để hiểu và thích thú một câu chuyện. Trẻ lớn hơn có thể đọc để xác định những dữ kiện cụ thể trong quá trình nghiên cứu. Hoặc là chúng đọc để biết và ghi nhớ dữ liệu cho một câu đố.

Dần dần, thái độ dành cho việc đọc giảm xuống, điều đó xảy ra không chỉ đối với việc đọc ở trường, mà còn đối với việc đọc mà các em làm ở nhà.

Thế thì tại sao thái độ dành cho việc đọc để giải trí lại giảm?

Một khả năng là học sinh không phân biệt được giữa những loại đọc khác nhau. Chúng cảm thấy việc đọc mà chúng được yêu cầu để phục vụ cho việc học là "công việc", chứ không phải là một hoạt động giải trí. 

Và cảm giác đó làm thay đổi thái độ của chúng dành cho việc đọc để giải trí.

Nếu học sinh không phân biệt được giữa đọc để giải trí và đọc "bắt buộc", phải được hoàn tất (và thường có những "nhiệm vụ" khác đi kèm dành cho chúng), thế thì tại sao chúng ta không giúp các em phân biệt rõ ràng giữa hai điều này?

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,285,150       1,403