Sống khỏe

Trung Quốc, Nga gọi báo cáo hạt nhân của Mỹ là 'kích động'

TTO - Bắc Kinh và Matxcơva chỉ trích Báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân 2018 (NPR) do Mỹ vừa công bố là "nguy hiểm" và "kích động".

Trung Quốc, Nga gọi báo cáo hạt nhân của Mỹ là kích động - Ảnh 1.

Trong báo cáo hạt nhân của Mỹ, Trung Quốc bị liệt vào danh sách đối thủ hạt nhân tiềm tàng - Ảnh: TASS

Theo hãng tin Reuters, hôm nay (4-2), Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh rằng các hoạt động quân sự của Trung Quốc là nhằm phòng thủ và các lực lượng hạt nhân của nước này chỉ ở mức "tối thiểu" để đảm bảo an ninh quốc gia. 

Bắc Kinh kêu gọi Mỹ từ bỏ tư tưởng chiến tranh Lạnh và gánh trách nhiệm đi đầu trong việc giải trừ hạt nhân.

Trong khi đó, ngày 3-2, chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc tế của Đuma Nga (Hạ viện) - ông Leonid Slutsky tuyên bố NPR "rất nguy hiểm" và có thể dẫn tới một giai đoạn chạy đua vũ trang mới trên thế giới, khi mà các quốc gia khác có khả năng bắt đầu điều chỉnh các nguyên tắc của mình.

Phát biểu với báo giới, ông Slutsky nhấn mạnh về cơ bản, NPR do Bộ Quốc phòng Mỹ mới công bố đã vi phạm các quy tắc về răn đe hạt nhân, làm gia tăng nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân trong bối cảnh đe dọa từ Triều Tiên tăng cao. 

Bản chất hiếu chiến và chống Nga trong tài liệu này là rất rõ ràng"

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga

Trước đó, ngày 2-2, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố Báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân 2018, trong đó vạch ra chính sách của Mỹ trong tương lai hướng đến mở rộng và phát triển năng lực hạt nhân. 

Báo cáo nhận định nước Mỹ đang đối mặt với một môi trường đe dọa hạt nhân lớn chưa từng có, trong bối cảnh các đối thủ đạt được những tiến bộ trong việc phát triển và triển khai vũ khí và các hệ thống phóng đầu đạn hạt nhân. 

Nhấn mạnh vào "mối quan ngại của chính quyền Mỹ đối với Triều Tiên, Iran, Trung Quốc và Nga", một mặt báo cáo tái khẳng định cam kết đối với các hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân, mặt khác vẫn kêu gọi hiện đại hóa, đa dạng hóa kho vũ khí hạt nhân nhằm tăng khả năng răn đe.

Trung Quốc, Nga gọi báo cáo hạt nhân của Mỹ là kích động - Ảnh 3.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký tên lưu niệm trên ảnh máy bay ném bom hạt nhân TU-160M khi đi thăm nhà máy sản xuất máy bay Gorbunov ở Kazan (Nga) vào ngày 25-1-2018 - Ảnh: REUTERS

Sau báo cáo của Mỹ, ngày 3-2, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố chính sách hạt nhân mới của Mỹ đã vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), đồng thời đưa thế giới đến gần hơn tới sự hủy diệt. 

Trên tài khoản Twitter, ông Zarif viết rằng Báo cáo NPR 2018 của Mỹ phản ánh sự phụ thuộc lớn hơn vào vũ khí hạt nhân của nước này, một hành động vi phạm NPT và đưa loài người tiến gần hơn tới sự hủy diệt. 

Hiệp ước NPT có hiệu lực vào năm 1970 và được hầu hết các nước ký, trong đó có Mỹ. NPT kêu gọi các quốc gia chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang vào thời gian sớm nhất có thể và thực thi các biện pháp theo hướng giải trừ vũ khí hạt nhân.

Theo các nhà phân tích, chính sách hạt nhân mới này của Mỹ đã chấm dứt các nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama nhằm giảm bớt quy mô kho vũ khí của Mỹ cũng như tối thiểu hóa vai trò vũ khí hạt nhân trong kế hoạch quốc phòng, thay vào đó thể hiện tham vọng hạt nhân của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump. 

Có thể thấy bản báo cáo dù tái khẳng định cam kết đối với các hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân, song vẫn kêu gọi hiện đại hóa, đa dạng hóa vũ khí hạt nhân nhằm tăng khả năng răn đe. 

Thậm chí NPR đề xuất phát triển các loại vũ khí hạt nhân theo hướng nhỏ gọn hơn với sức nổ dưới 20 kiloton. Báo cáo lập luận rằng Mỹ sẽ không bao giờ sử dụng các loại bom hạt nhân có sức công phá lớn mà hướng đến phát triển các loại vũ khí hạt nhân nhỏ gọn như một lựa chọn để đối phó với các tình huống khẩn cấp, bao gồm các cuộc tấn công phi hạt nhân. 

Cũng theo NPR, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hệ thống bộ ba hạt nhân chiến lược, bao gồm các vũ khí hạt nhân trên bộ, trên biển và trên không, được triển khai rộng rãi hồi thập niên 1980, cho đến khi có chương trình các chương trình thay thế khác. 

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,303,656       1,694