Sống khỏe

Ký hợp đồng giáo dục, trường tư - phụ huynh có bình đẳng?

TTO - Cho con học trường tư với kỳ vọng con được tiếp cận phương pháp học hiện đại, được tự do phát huy bản thân, nhiều phụ huynh ngã ngửa khi trường nói "làm đúng hợp đồng".

Ký hợp đồng giáo dục, trường tư - phụ huynh có bình đẳng? - Ảnh 1.

Ảnh: SEPA

Mới khai giảng năm học 2017-2018 được một tháng, nhiều vụ việc liên quan đến quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường gây xôn xao dư luận. Trong đó, câu chuyện phụ huynh - nhà trường ở các trường tư tạo ra nhiều luồng ý kiến khác nhau. 

Ban đầu có vẻ như rất tự do. Phụ huynh có thể lựa chọn trường cho con học, tùy theo ý thích, khả năng tài chính hoặc để thuận tiện đưa đón. Từ đó, nhà trường và phụ huynh xuống bút "ký hợp đồng".

Về kinh tế, đây là một dạng hợp đồng kinh tế. Lâu nay không ai quan tâm xem mối quan hệ này thực chất là gì vì mọi người coi như một sự "thuận mua vừa bán".

Nhưng mới đây việc một trường công bố lộ trình tăng học phí khiến nhiều phụ huynh chới với. Thắc mắc thì nhà trường giải thích nâng học phí không vì lợi nhuận của nhà trường mà vì chất lượng giáo dục, phụ huynh có thể có lựa chọn khác.

Có nghĩa là nếu không đồng ý thì phụ huynh có thể cho con chuyển trường. Đại khái, nếu không thống nhất được điều khoản thì chấm dứt hợp đồng.

Trong thực tế, vì nhiều lý do, chắc chắn sẽ không phải một mà có thể nhiều trường phải nâng học phí, chuyển đổi chỗ học, thay đổi các điều kiện phục vụ học tập... 

Ký hợp đồng giáo dục, trường tư - phụ huynh có bình đẳng? - Ảnh 2.

Ở một khía cạnh khác, có trường đề ra những biện pháp giáo dục nghiêm khắc, kể cả bắt phụ huynh cam kết không được phản ứng với trường trên mạng xã hội. 

Nhà trường tỏ ra rất tự tin khi có phụ huynh phản ứng cho là nhà trường quá hà khắc với học sinh, tạo áp lực tâm lý không đáng có.

Người thầy khả kính, cũng là chủ trường, trình bày: "Quan điểm của tôi là giáo dục nhưng không phải học sinh muốn làm gì thì làm mà phải có kỷ luật.

Đồng thời, kỷ luật của trường nghiêm khắc chứ không hà khắc và khi vào một tập thể thì phải có nội quy, đồng thời thực hiện cho đúng chứ không phải theo kiểu mà vị phụ huynh viết trên mạng xã hội là muốn làm gì thì làm.

Chúng tôi không chấp nhận học sinh đi muộn, không đội mũ bảo hiểm, nói tục, chửi bậy và ngay viết trên Facebook thì nhà trường cũng có quy định cụ thể, nếu phát hiện làm không đúng sẽ bị kỷ luật.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh, đến khi nào tôi vẫn còn lãnh đạo trường thì vẫn giữ chủ trương phải theo kỷ luật. Còn nếu nói hà khắc thì theo sự tiến bộ của xã hội có thể thay đổi một vài điều nhưng vẫn phải đảm bảo kỷ luật.

Là phụ huynh, nếu thấy con mình có vi phạm, nhà trường có ý kiến, dạy bảo, nhiều cha mẹ thấy mừng và cảm ơn điều đó. Còn nếu phụ huynh và nhà trường có quan điểm khác nhau, nhìn nhận vấn đề khác nhau, họ có quyền tự do trong việc chọn trường cho con".

Phương pháp giáo dục dù ưu việt đến đâu cũng không thể phù hợp hoàn toàn với tất cả các em, một thầy cô tốt, một nhà trường tốt không thể nhân danh sự danh giá và thành tích chung mà bỏ qua các em học sinh có sự khác biệt về tính cách, đúng hơn đây mới là đối tượng nhà trường và thầy cô cần quan tâm nhiều hơn, cần tập trung giáo dục chuyên biệt hơn.

Không thể có một tập thể học sinh đồng màu, đồng chất đáp ứng hoàn toàn một kiểu dạy nào đó mà nhà trường khăng khăng là đúng và ưu việt.

Nhà trường có thể lạnh lùng trả lời nếu phụ huynh thấy nhà trường không phù hợp thì có thể chọn trường khác mà không sợ sự điều chỉnh pháp lý nào vì đây là hợp đồng giáo dục bất bình đẳng như trên đã nêu.

Nhưng như vậy quan hệ thầy - trò cũng sẽ chấm dứt mà thay vào đó là quan hệ mua bán, sòng phẳng và luôn có lợi cho kẻ mưu cao hơn.

Nếu đã vậy cũng cần lạnh lùng tính đến việc Bộ GD-ĐT cần quy định khung ứng xử và pháp lý.

Ký hợp đồng giáo dục, trường tư - phụ huynh có bình đẳng? - Ảnh 3.

Có vẻ như phụ huynh và học sinh vẫn quen cách ứng xử như là thụ hưởng dịch vụ công. Người dân có quyền giám sát các trường học có thực hiện đúng nghị quyết về giáo dục hay không, đồng thuế họ đóng có được sử dụng cho giáo dục thỏa đáng?

Nhưng với trường tư, tư duy không như vậy. Doanh nghiệp bỏ tiền ra đề đầu tư, sự sống còn của họ phụ thuộc vào danh tiếng, phương pháp sư phạm, triết lý giáo dục và cân bằng thu nhập.

Do đó khi xảy ra mâu thuẫn trong phương pháp giáo dục trẻ hay học phí thì phụ huynh luôn cảm thấy bất công, thấy tiếng nói mình không có trọng lượng, không được nhà trường quan tâm vì vẫn quen kiểu ứng xử như công dân và trường công.

Có nghĩa phụ huynh vẫn muốn con tiếp tục đi học ở ngôi trường đó, nói kiểu thị trường là vẫn muốn con sử dụng dịch vụ do trường cung cấp nhưng buộc nhà trường phải thay đổi theo ý mình.

Nhà trường thì trả lời thẳng, không thể thay đổi, nếu phụ huynh thấy nhà trường không phù hợp thì có thể chọn trường khác.

Như vậy, rõ ràng là thiếu hẳn một cơ chế giám sát, khung ứng xử mang tính pháp lý chung trong trường hợp này, ngay cả chúng ta cũng phân vân, nghe phụ huynh trình bày cũng hợp tình mà nghe nhà trường nói cũng hợp lý.

Chủ thể chính ở đây là hàng vạn học sinh thì không thể có ý kiến và cũng không có định chế pháp lý nào bảo về quyền được học của các em.

Việc xã hội hóa giáo dục, việc cá nhân doanh nghiệp tâm huyết với giáo dục mở hệ thống trường tư được đánh giá cao vì giảm tải hệ thống trường công lập, tạo nên sự đa dạng của hệ thống giáo dục, chất lượng đầu ra nhiều trường tư được đánh giá cao… nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, nó cũng đã phát sinh nhiều vấn đề như.

Rất mong muốn được nghe ý kiến của quý phụ huynh và thầy cô.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,388,061       242