Sống khỏe

Kiểm điểm chủ tịch huyện làm chậm hồ sơ mà không xin lỗi dân

TTO - UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu chủ tịch UBND huyện Krông Năng nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì làm "chậm việc của dân" mà không xin lỗi.

Kiểm điểm chủ tịch huyện làm chậm hồ sơ mà không xin lỗi dân - Ảnh 1.

UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu cán bộ công chức thường xuyên tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân. Trong ảnh là ông Y Khút Niê (thứ hai từ phải) - phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk - tiếp xúc cử tri tại huyện Lắk - Ảnh: TR.T.

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản chấn chỉnh, yêu cầu các sở ngành phải "xin lỗi dân" bằng văn bản khi thực giải quyết các công việc trễ hạn.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, hết tháng 8-2017, toàn tỉnh có hơn 277 hồ sơ giải quyết quá hạn  nhưng chỉ có 112 hồ sơ quá hạn được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện xin lỗi người dân bằng văn bản.

Có 25/27 đơn vị sở, ban, ngành và 13/15 đơn vị UBND huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị (về việc xin lỗi khi làm chậm việc của người dân) của tỉnh.

Kiểm điểm chủ tịch huyện làm chậm hồ sơ mà không xin lỗi dân - Ảnh 2.

UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu cán bộ công chức thường xuyên tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân. Trong ảnh là bà H’Hoa Byă - trưởng Ban dân tộc HĐND tỉnh Đắk Lắk - về làm việc tại huyện Krông Năng - Ảnh: TR.T.

Trong văn bản này, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị phê bình giám đốc Sở Y tế, Sở Tài chính, chủ tịch UBND huyện Cư Kuin vì không thực hiện nghiêm chủ trương của tỉnh: phải xin lỗi dân khi thực hiện công việc chậm trễ (chỉ thị 18).

Riêng huyện Krông Năng, từ đầu năm đến nay có 360 hồ sơ giải quyết quá hạn nhưng các cơ quan, đơn vị của huyện không gửi bất cứ văn bản nào để xin lỗi người dân.

UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND huyện Krông Năng nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chỉ thị 18. Đồng thời chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân và kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25-9.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,390,318       540