Quan điểm về việc dạy tiếng Anh cho học sinh trên thế giới ngày càng đi đến thống nhất: tiếng Anh chỉ là phương tiện giao tiếp để giúp học viên tiếp cận những kỹ năng cần thiết thông qua ngôn ngữ.
Điều này gần như tỉ lệ nghịch với quan điểm của nhiều phụ huynh hiện nay là chỉ cần điểm số cao, giỏi tiếng Anh đã đủ để thành công.
Theo tiếng Anh, quên kỹ năng
Tháng 6.2014, khảo sát của một hãng thẻ quốc tế về "Những ưu tiên trong chi tiêu cho giáo dục của người tiêu dùng" tại 16 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đưa ra kết quả: ngoại ngữ là ưu tiên hàng đầu trong các khoản đầu tư giáo dục cho con cái của người Việt. Tuy nhiên, cha mẹ Việt ít đầu tư phát triển kỹ năng mềm cho con cũng như các môn nghệ thuật sáng tạo. Chỉ 7% cha mẹ Việt cho con học nhạc, 7% cho con học nghệ thuật, 9% cho con học thể thao và không người nào tham gia khảo sát cho biết có con theo học các lớp nói trước công chúng.
Tại tọa đàm được tổ chức gần đây, nhiều du học sinh đều thống nhất quan điểm cho rằng cách học tiếng Anh hiện nay do bố mẹ định hướng không thể giúp học sinh phát triển toàn bộ năng lực. Xu hướng hiện nay là cấp 1 học giao tiếp, cấp 2 học ngữ pháp, đọc hiểu và luyện thi, cấp 3 sẽ tập trung vào luyện thi. Nhưng học tiếng Anh để phát triển kiến thức, tư duy và tính cách mới là quan trọng. Thậm chí có nhiều học sinh được học bổng đi du học Mỹ nhưng không biết mình là ai dẫn đến nhanh chóng bị stress.
Nói về điều này, lãnh đạo Trung tâm Anh ngữ Yola nhận định: "Dường như rất nhiều nơi dạy tiếng Anh với quan điểm xem đây là một ngôn ngữ đơn thuần chứ không phải là chìa khóa để khai mở tiềm năng, phát triển tư duy cho học viên. Điều này cũng có lý do riêng là đáp ứng mong mỏi của đa số phụ huynh bởi phụ huynh vẫn luôn quan niệm rằng con mình chỉ cần có điểm số cao chót vót ở trường và giỏi tiếng Anh, sau đó đi du học là có thể thành công trong cuộc đời. Nhưng với kinh nghiệm của chúng tôi, sự thành công không đơn giản như thế".
"Tuyên ngôn" khác biệt của YOLA
Minh chứng cho nhận định trên, mạng xã hội vừa dậy sóng với một clip đặc biệt về việc dạy tiếng Anh của Trung tâm Anh ngữ YOLA. Và chính YOLA cũng xem đây là "tuyên ngôn" cho quan điểm dạy tiếng Anh của mình.
Clip của YOLA là những hình ảnh mở ra dưới hình thức của một bức "thư gửi phụ huynh". Cuối clip đọng lại một câu hỏi: "Bạn đã chuẩn bị hành trang gì cho con bạn đến đâu?" để gói gọn cho câu chuyện trải dài trong bức thư. Đầu clip là hình ảnh cô bé ấy đứng trước bảng ghi danh những người xuất sắc nhất, khát khao đạt được thành công, lưu tên trên bảng. Nhờ tầm nhìn của mẹ, cô bé ấy đã gia nhập YOLA, tham gia học tiếng Anh với những hoạt động bổ trợ phát triển kiến thức và kỹ năng khác: khoa học, lịch sử, kinh tế, nghệ thuật, tham gia thể thao, phát triển tư duy… Và cuối clip, cũng chính cô bé ấy, khi đã có tên trên bảng này, đứng cùng một cậu bé mang khao khát như mình ngày xưa, động viên cậu bé tiếp tục bước đi để đến "bảng vàng".
Điều hay nhất không chỉ nằm ở những hình ảnh chân thực, xúc động này mà ở "tuyên ngôn" từ đầu đến cuối của câu chuyện. "Chúng tôi biết bạn có những kế hoạch lớn dành cho con cái mình, kèm theo những ước mơ, kỳ vọng. Nhưng bạn có thực sự hiểu những thử thách mà con bạn phải trải qua? Đó là con đường mà dù có yêu thương cách mấy bạn cũng không thể thay con đi được. Không chỉ là những điểm số cao vút, khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh. Thế giới rộng lớn con bạn sắp sải cánh bay vào cần nhiều hơn như thế".
Đó là gì? Với YOLA, đó là khoa học, lịch sử, kinh tế, nghệ thuật. Là con bạn tự khám phá ra những gì mình thích nhất, cần tư duy phản biện để không đồng ý tất cả những gì được nghe và cất lên tiếng nói của riêng mình. Chúng cần sự tự tin nhưng mãi mãi khát khao học hỏi. Cần biết thất bại nhưng không bao giờ bỏ cuộc. Và quan trọng hơn, con bạn cần nhận ra khả năng to lớn, tiềm ẩn trong chính mình. Thành công không chỉ là vinh quang của một cá nhân, mà là khi mỗi người có đóng góp làm thế giới tốt đẹp hơn. Qua clip, YOLA khẳng định đây là điều diễn ra hàng ngày tại đây. Nhưng có một sự thật rõ ràng hơn: dù đào tạo tốt đến mấy nhưng sẽ không thành công nếu phụ huynh không phải là một phần của chặng đường con trải nghiệm.
Nhà tâm lý học người Mỹ Bruno từng nói: "Mỗi đứa trẻ là một thiên tài, do vậy mỗi bậc cha mẹ cũng có thể được gọi là nhà giáo dục thiên tài". Khi trẻ lớn lên và bắt đầu đi học, những cha mẹ phải làm một công việc quan trọng: lựa chọn một môi trường tốt để con có thể thoải mái sáng tạo, phát triển tư duy. Môi trường này cũng phải là nơi có thể khơi dậy tiềm năng giỏi nhất của trẻ, để trở thành "một người khác biệt".