Gia đình

Lý do bố mẹ nên mừng khi trẻ nhỏ biết nói dối

Khi nói dối, não trẻ phải cùng lúc vừa điều khiển hoạt động của trí nhớ, vừa ức chế nỗi sợ lẫn lên kế hoạch dựng lên câu chuyện mới.

Bố mẹ thường cảm thấy hoảng khi phát hiện con nói dối. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu về tâm lý trẻ em cho thấy, nói dối là hoàn toàn bình thường. Trẻ thường bắt đầu hành vi này từ sớm, lúc 2,5 tới 3 tuổi. Kang Lee, một chuyên gia tâm lý phát triển tại Đại học Toronto, Canada từng nghiên cứu về nói dối ở trẻ em trong 20 năm, cho biết trên Lifehack: "Đó là điều cực kỳ bình thường".

Thường thì việc giấu diếm điều gì đó là sai. Nhưng rõ ràng, việc nói dối đòi hỏi thứ gọi là "chức năng điều hành": Nó đòi hỏi khả năng điều chỉnh trí nhớ hoạt động, điều khiển sự ức chế và khả năng lên kế hoạch cùng một lúc. Đó là điều đáng ấn tượng với một đứa trẻ 3 tuổi. 

ly-do-bo-me-nen-mung-khi-tre-nho-biet-noi-doi

Ảnh minh họa: ESME.

Thực tế, sau khi đã cân nhắc mọi điều, nói dối được coi là một dấu hiệu về sự phát triển lành mạnh. Trẻ luôn tìm kiếm những điều và cách mới để giúp mình vượt qua vấn đề gì đó và tiến lên. Vì vậy, như một hệ quả, trẻ sẽ cố gắng và đẩy bản thân vượt qua các giới hạn.

Não trẻ đang phát triển và tương tác với thế giới. Trẻ luôn cố gắng quan sát xem mọi thứ vận hành thế nào và khám phá các giới hạn của bản thân. Vì vậy, trước khi bạn hoảng hồn và buộc tội trẻ nói dối, hãy nhớ rằng đó là một phần trong quá trình phát triển não của con, dù bạn cũng cần giúp con nhận thức được rằng không nên nói dối. Hãy luôn nói với con một cách trung thực. Giúp con hiểu về sự chân thật và phép lịch sự. 

Vương Linh

VNExpress

trẻ nói dối, con nói dối, làm thế nào khi bé nói dối


      © 2021 FAP
        1,196,154       450