Gia đình

10 mẹo sinh tồn truyền miệng có thể khiến bạn dễ chết hơn

Nếu cố hút nọc độc ra khi bị rắn cắn hay giả vờ nằm chết lúc gặp gấu tấn công như lời nhiều người khuyên, bạn có thể gặp nguy.

Dưới đây là những đồn thổi sai lầm bạn cần cân nhắc để tự cứu bản thân khi gặp sự cố, theo Bussiness Insider:

Đồn thổi 1: Bạn có thể hút nọc độc ra khi bị rắn cắn

10-meo-sinh-ton-truyen-mieng-co-the-khien-ban-de-chet-hon

Khi bị rắn cắn, đừng cố hút nọc độc ra.

Thực tế: Nếu vết cắn truyền nọc độc, nó sẽ ngay lập tức xâm nhập vào dòng máu. Để sát miệng vào vết cắn đó sẽ mang vi khuẩn tới vết thương và có thể truyền nọc độc vào miệng và thực quản của bạn. Nếu ai đó bị rắn hay con vật có độc cắn, cố gắng giữ nhịp tim thấp và làm sao để vết cắn nằm thấp hơn so với tim trong khi đưa họ tới bệnh viện. 

Đồn thổi 2: Nên giả vờ nằm chết khi bị gấu tấn công

10-meo-sinh-ton-truyen-mieng-co-the-khien-ban-de-chet-hon-1

Giả vờ nằm chết khi gấu tấn công thường không mang lại tác dụng gì. 

Thực tế: Nếu bạn ở ngoài rừng và thấy một con gấu, lời khuyên chung là nên lặng lẽ lùi xa. Nếu gấu vào trong vườn hay khu bạn cắm trại, hãy la hét thật to, hy vọng nó sợ mà quay đi. 

Cách phản ứng tốt nhất khi gặp gấu lại tùy thuộc vào loại gấu và kiểu tấn công của nó. Trong hầu hết các trường hợp, gấu nâu và gấu xám tấn công để tự vệ hay bảo vệ con nó. Khi đó, nó sẽ cảnh báo bạn hãy lùi xa bằng cách kêu rống lên và gầm gừ đe dọa. Hãy từ từ lùi xa. Nếu gấu tiến sát bạn, hãy giả vờ chết ở tư thế nằm sấp, tay ôm lấy cổ. Nhưng trong một số trường hợp hiếm, gấu cố ý tấn công để ăn thịt mà không cảnh báo gì, thì không còn cách nào khác là phải chiến đấu tới cùng để bảo vệ mạng sống.

Đồn thổi: Bạn cần tìm thức ăn ngay lập tức nếu bị lạc ở nơi hoang vắng

10-meo-sinh-ton-truyen-mieng-co-the-khien-ban-de-chet-hon-2
 

Thực tế: Không cần vội. Bạn có thể tồn tại tới 6 tuần mà không cần thức ăn. Thời gian sống có thể khác biệt với mỗi người, tùy thuộc vào tình trạng môi trường và sức khỏe của bạn, nhưng nước và nơi trú ẩn là các yếu tố quan trọng hơn nhiều.

Đồn thổi: Chất lỏng từ cây xương rồng có thể cứu bạn khỏi chết khát

10-meo-sinh-ton-truyen-mieng-co-the-khien-ban-de-chet-hon-3
 

Thực tế: Nếu bạn đủ kinh nghiệm lựa chọn được một loại xương rồng an toàn để ăn, cách này có thể hiệu quả. Nhưng đa số là, dùng chất lỏng từ xương rồng sẽ khiến bạn khó chịu, buồn nôn và nhanh mất nước, kiệt sức hơn.

Đồn thổi: Nếu thấy một con vật ăn thứ gì, bạn cũng có thể ăn thứ đó vì nó an toàn.

10-meo-sinh-ton-truyen-mieng-co-the-khien-ban-de-chet-hon-4
 

Thực tế: Một số loại quả mọng và nấm mà các loài chim, sóc ăn lại có thể giết chết con người.

Đồn thổi: Với người bị lạnh cóng, nên xoa bóp hay đặt họ vào bồn nước nóng 

10-meo-sinh-ton-truyen-mieng-co-the-khien-ban-de-chet-hon-5
 

Thực tế: Chà sát làn da đang lạnh cóng có thể làm tình trạng tệ thêm và nước nóng dễ gây sốc hay nguy hại cho người đang bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt. Bạn cần làm ấm người một cách từ từ, tốt hơn là dùng chăn và đặt chai nước ấm dưới vùng nách của họ.  

Đồn thổi: Nếu bị cá mập tấn công, hãy đấm vào mũi nó

10-meo-sinh-ton-truyen-mieng-co-the-khien-ban-de-chet-hon-6
 

Thực tế: Quá khó để có thể đấm trúng vào mũi của một con cá mập đang di chuyển. Trong một số trường hợp hiếm gặp, khi cá mập tiến tới cắn bạn, cố gắng đặt một vật cứng chắn giữa bạn và con vật này. Nếu không làm được, cố gắng thử cào vào mắt và mang của nó.

Đồn thổi: Luôn bơi song song với bờ nếu bạn bị rơi vào một dòng cuốn xa bờ

10-meo-sinh-ton-truyen-mieng-co-the-khien-ban-de-chet-hon-7
 

Thực tế: Dòng cuốn xa bờ (dòng nước chảy từ bờ ra biển) rất đáng sợ nhưng bơi theo hướng song song với bờ chỉ hiệu quả nhất nếu dòng nước đó chảy vuông góc ra khơi ngay từ lúc hình thành. Như vậy, lời khuyên này không sai nhưng bạn cần biết là có nhiều kiểu dòng cuốn xa bờ, vì thế quan trọng là bạn không bơi ngược lại dòng chảy và nương theo nó để dần thoát ra.

Đồn thổi: Nơi có mái che là chỗ trú ẩn tốt nhất

10-meo-sinh-ton-truyen-mieng-co-the-khien-ban-de-chet-hon-8
 

Thực tế: Chỗ trú ẩn phù hợp còn tùy thuộc vào các điều kiện xung quanh. Ở môi trường nhiệt độ cao, bạn cần mái che nhưng nơi khí hậu mát mẻ hơn, việc giữ ấm cần được ưu tiên. Điều này có nghĩa là cần tránh gió nhưng cũng phải tạo được lớp cách nhiệt giữa cơ thể bạn với nền đất lạnh vào ban đêm. Nơi có mái che giúp bạn tránh gió và một số yếu tố khác nhưng có thể không đủ mang lại hơi ấm.

Vương Linh

VNExpress

kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn, tình huống nguy hiểm


      © 2021 FAP
        1,241,339       1,564