Gia đình

12 sai lầm phổ biến khi nấu làm hỏng chất lượng món ăn

Bạn quyết định nấu một món ăn ngon, bạn theo sát công thức hướng dẫn, vậy mà kết quả lại dở tệ.

Tình trạng này có vẻ quen thuộc với rất nhiều người. Bright Side đã liệt kê một số sai lầm phổ biến trong nấu ăn, dẫn đến làm hỏng hết hương vị của món ăn.

1. Để chảo quá đầy

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an

Nếu bạn muốn thịt, cá chiên có lớp vỏ ngoài giòn, vàng ươm, bạn cần để không gian cho nó chín. Khi để chảo quá đầy, thực phẩm sẽ giống như được luộc chứ không phải là chiên.

2. Chiên thịt bằng chảo chống dính

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-1

Bề mặt của miếng thịt sẽ khó giòn nếu được chiên bằng chảo chống dính. Chảo chống dính thường giữ nhiệt kém chảo thông thường, chỉ phù hợp với món trứng hay bánh kếp. Còn rán thịt, nên chọn chảo gang hoặc chảo nướng.

3. Không cho muối vào nước luộc mì

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-2

Thiếu muối khiến mỳ nhạt nhẽo và không loại nước sốt nào có thể cứu được. Bạn chỉ cần cho một thìa ăn cơm muối vào nước khi luộc khoảng 300g mỳ.

4. Dùng dầu ô liu để chiên

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-3

Ở nhiệt độ cao, dầu ô liu sẽ bị mất tất cả chất dinh dưỡng và dễ cháy. Dầu ô liu chỉ phù hợp với salad, còn làm món chiên rán, hãy dùng dầu hướng dương.

5. Đong nguyên liệu khô bằng cốc

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-4

Nhiều người đong bột nhão bằng cốc mà quên mất chất lỏng và chất rắn có đơn vị đo khác nhau. Bạn nên nhớ, làm bánh đòi hỏi tỷ lệ giữa các nguyên liệu phải chính xác tuyệt đối.

6. Không làm khô chảo trước khi cho thực phẩm vào

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-5

Các đầu bếp hàng đầu vẫn nói: "Nếu bạn nghĩ chảo đã đủ nóng, hãy chờ thêm 2 phút nữa rồi mới nấu". Một cái chảo nóng già sẽ giúp rau xào xanh hơn và thịt cá có vỏ giòn hơn.

7. Nấu tỏi quá lửa

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-6

Với hầu hết món ăn, tỏi thường được cho vào khâu cuối cùng, trước khi tắt bếp, một số thậm chí đòi hỏi bỏ tỏi ra ngay sau 2-3 phút thức ăn đã chín. Tỏi chứa ít nước và cháy rất nhanh. Khi bị chín già, tỏi có thể tạo ra mùi vị khó chịu cho món ăn.

8. Cho thẳng thịt chưa rã đông lên chảo

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-7

Trước khi chiên rán hay nướng, thịt lấy từ tủ lạnh ra nên được để trong nhiệt độ phòng khoảng 2 giờ đồng hồ. Nhiệt độ phòng giúp thịt ấm dần. Rán, nướng thịt đông lạnh, bên ngoài có thể chín nhưng bên trong vẫn sống.

9. Ăn thịt ngay sau khi vừa nấu chín

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-8

Kể cả khi bạn quá đói, hãy cố chờ thêm 2-3 phút. Đừng động vào miếng thịt ngay sau khi vừa lấy ra khỏi bếp, vì như thế bạn sẽ làm chảy hết nước ngọt trong thịt ra ngoài.

10. Lưu trữ tất cả các thực phẩm trong tủ lạnh

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-9

Không phải thực phẩm nào cho vào tủ lạnh cũng tốt. Cà chua, hành tây, tỏi, khoai tây, bí xanh, cà tím, và các loại trái cây nhiệt đới khác luôn ngon hơn khi được giữ ấm. Cho vào tủ lạnh, chúng sẽ bị héo nhanh chóng.

11. Thường xuyên lật thực phẩm

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-10

Không cần thiết phải lật thịt, cá thường xuyên trong lúc nấu ăn, bởi như thế khiến cá vỡ hoặc thịt bị khô. Cứ để nguyên “kiệt tác của bạn trên chảo” và đừng làm phiền nó - đó là nguyên tắc vàng của những đầu bếp tài giỏi.

Luộc trứng quá kỹ

12-sai-lam-pho-bien-khi-nau-lam-hong-chat-luong-mon-an-11

Luộc quá kỹ có thể khiến lòng đỏ trứng đổi màu xám và lòng trắng thì dai như cao su.

Kim Anh

VNExpress

sai lầm khi nấu ăn, nấu ăn ngon, làm bếp giỏi


      © 2021 FAP
        1,249,033       1,345