(TNO) Nhiều ý kiến của các lãnh đạo cơ quan báo chí cho rằng không thể chấp nhận việc 'đạo báo' và cần chế tài mạnh mẽ để xử lý vi phạm bản quyền trong hoạt động báo chí hiện nay.
|
Hôm nay 25.4, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam, phối hợp với Tạp chí Nghề báo, Hội Nhà báo TP.HCM đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Người làm báo trong kỷ nguyên số”.
Theo Phó giáo sư - tiến sĩ Đinh Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam, hiện ở Mỹ nhiều tờ báo đã thay đổi cơ cấu tổ chức. Trong đó, 60% nguồn nhân lực tập trung cho báo điện tử, với phương châm “số” là đầu tiên - mọi thông tin đều đưa lên các ấn phẩm điện tử trước tiên, sau đó mới làm tổng hợp, phân tích sâu trên báo in.
Tại hội thảo, nhiều nhà báo là lãnh đạo của các tòa soạn, cơ quan báo chí lớn của TP.HCM và cả nước đã tập trung trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề về sự thay đổi của các cơ quan báo chí trong truyền thông số, kỷ nguyên số như: xây dựng tòa soạn đa phương tiện, nội dung thông tin trong thời đại số, sự phát triển của báo điện tử, ảnh hưởng của truyền thông, mạng xã hội đối với hoạt động của nhà báo; đạo đức, cách thu thập, xử lý thông tin của nhà báo trong thời đại bùng nổ internet.
Trong đó, nổi trội nhiều ý kiến nêu vấn đề về bản quyền của các cơ quan báo chí.
|
“Vì vậy việc tận dụng thông tin của bạn đọc, kết hợp với xử lý, cách khai thác, mở rộng đề tài chuyên nghiệp của phóng viên, tòa soạn là vô cùng quan trọng trong thời đại 'số'", ông Phương phát biểu.
Tuy nhiên, ông Phương trăn trở, một tờ báo có phóng viên, phải vất vả tốn nhiều công sức để có thông tin. Thế nhưng, khi tin, bài vừa đăng lên báo điện tử thì nhiều trang thông tin tổng hợp, báo điện tử không có phóng viên sao chép lại rất nhanh, thậm chí “xào nấu” cho “giật gân”, câu view, đã ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của các tờ báo.
Đồng quan điểm, nhà báo Đỗ Khắc Văn, Phụ trách báo điện tử của Báo Sài Gòn Giải Phóng, đánh giá, vi phạm bản quyền tin bài đối với báo điện tử hiện nay rất nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động, doanh thu của các tờ báo truyền thống, có bản quyền tác phẩm báo chí.
“Cần chế tài mạnh mẽ để xử lý vi phạm bản quyền báo chí, hành vi 'đạo báo'. Đồng thời kêu gọi đạo đức của người làm báo, không thể chấp nhập hành vi 'đạo báo' của người làm báo”, ông Văn có ý kiến.
Ông Alex Titolo, Tùy viên phụ trách văn hóa, báo chí, giáo dục của Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, là khách mời của hội thảo, cho biết: Ngay tại Mỹ hiện cũng có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ báo in qua báo điện tử. Các tòa soạn báo chí đều phải tìm cách thích nghi, đưa thông tin phù hợp với nhu cầu, thói quen của người đọc.
Trong đó, ông Titolo chia sẻ, cách phổ biến của các tòa soạn Mỹ đang làm để cạnh tranh thông tin trên báo điện tử là có nhiều tin bài liên quan đến địa phương mà mình đang sống. Ngay cả với những tờ báo lớn, có thế mạnh, tầm thông tin quốc tế như Washington Post hay New York Times, mặc dù sản xuất nhiều tin bài quốc tế nhưng giờ bắt buộc phải có nhiều tin bài, thông tin rất cụ thể về địa phương, thành phố mà tờ báo “đóng đô”. Thậm chí, tờ New York Times hiện còn có những phiên bản của từng địa phương.
“Đây là cách để giữ độc giả tại trang điện tử của mình, cũng là cách thu hút quảng cáo, tạo doanh thu cho tờ báo”, ông Titolo nhận định.
Tuy nhiên, cũng theo ông Titolo: “Cuối cùng thì mục đích sống của báo chí không phải là để kiếm quảng cáo mà là phục vụ, đưa thông tin đúng, chính xác, có ích đến với độc giả”.
Nguyên Mi
báo chí, báo in, báo điện tử, đạo báo, bản quyền, Hội Nhà báo Việt Nam, Nguyên Mi