Ăn để khỏe

Lợi ích của cam thảo

PNO - Cam thảo là một trong những loại thảo dược được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền. Cam thảo được đánh giá là có khả năng trị đau họng

Ảnh minh họa: internet

 Loại rễ có vị ngọt này cũng rất được ưu ái trong ẩm thực vì chúng là thành phần phổ biến trong nhiều món ăn, trong đó có cả những món mứt truyền thống ngày Tết như mứt me cam thảo… Sau đây là những lợi ích mà cam thảo mang lại cho sức khỏe.

- Từ hàng trăm năm nay, y học cổ truyền vẫn sử dụng cam thảo để điều trị các bệnh như ho, đau họng và các rối loạn có liên quan đến dạ dày - ruột. Chúng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế nên sẽ làm dịu các tế bào ở đường hộ hấp, đường điểu và tiêu hóa.

- Ngoài khả năng giảm đau, cam thảo còn là một loại thuốc long đờm hữu hiệu. Glycyrrhizin, một trong những thành phần hoạt động tích cực nhất trong loại thảo dược này có tác dụng làm long đờm bằng cách hỗ trợ việc làm loãng và giải phóng chất nhầy cùng với đờm dãi ra khỏi đường hô hấp. Nhờ đó, cơn ho sẽ dịu xuống. Đây cũng là chất có khả năng kháng viêm.

- Rễ cây cam thảo vẫn được các bác sĩ Đông y sử dụng để điều trị những căn bệnh có liên quan đến đường hô hấp như ho, cảm lạnh, tình trạng sung huyết, viêm phế quản, đau họng và các bệnh dị ứng. Loại thảo dược này cũng là thành phần thường gặp trong các bài thuốc chữa chứng ợ hơi, ợ nóng, chứng viêm, sưng, chàm, vẩy nến và những bệnh về gan.

- Cam thảo còn hỗ trợ cho hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách tăng cường mức interferon, một tác nhân chống vi-rút hiệu nghiệm được cho là có khả năng ngăn cản hoạt động của các vi-rút nguy hiểm. Một kết quả nghiên cứu khẳng định cam thảo là vị thuốc có thể tiêu diệt loại vi-rút herpes đơn hình (gây ra bệnh mụn rộp ở cơ quan sinh dục và bệnh đau họng) rất hiệu quả.

- Trong Tây y, các bác sĩ vẫn đánh giá cam thảo là thành phần quan trọng giúp đánh bại loại vi-rút gây ra bệnh viêm gan. Tuy nhiên, những người muốn dùng cam thảo để điều trị viêm gan nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chính xác về liều lượng và cách sử dụng.

- Một số kết quả nghiên cứu gần đây về cam thảo cho thấy loại rễ của cây này có chứa những thành phần giúp kháng vi khuẩn và nấm cực kỳ hiệu quả, giúp chữa trị các bệnh viêm nhiễm do nấm ở cơ quan sinh dục phụ nữ.

- Cam thảo còn nổi tiếng với khả năng phòng ngừa và chữa trị tình trạng loét dạ dày. Chúng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào trong dạ dày và thành ruột, làm gia tăng lớp màng ngày tự nhiên trong thành dạ dày, thúc đẩy sự lưu thông của máu đến các tế bào bị hư tổn và làm giảm bớt sự co thắt của các cơ.

- Đây cũng là một trong số ít những loại thảo dược có thể tác động hiệu quả đến tuyến thượng thận đồng thời còn kích thích cơ thể tiết ra nhiều chất cortisol. Điều này giúp cơ thể có đủ sức chống lại hội chứng mệt mỏi mãn tính bằng cách gia tăng khả năng hoạt động của cortisol.

- Trong cam thảo có chứa các estrogen từ thực vật với chức năng tương tự như estrogen ở mức độ nhẹ. Chính vì vậy, loại rễ này vẫn được dùng khá phổ biến trong các bài thuốc chữa các rắc rối do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra và những vấn đề xảy ra trong giai đoạn mãn kinh của phụ nữ.

- Rễ cam thảo là một trong những nguồn cung cấp flavonoid - chất chống ôxy hóa vô cùng hiệu nghiệm. Các chuyên gia y khoa cũng tin rằng loại thảo dược này có công dụng bổ gan, giải độc. Chúng giúp loại thải độc tố của các loại thảo dược khác trong cùng một bài thuốc. Ngoài ra, cam thảo còn được dùng để làm dịu vị đắng của các loại thảo dược.

Hồng Xuân (Theo Iloveindia.com)

www.phunuonline.com.vn

Lợi ích của cam thảo


      © 2021 FAP
        147,539       174