Công nghệ - Sản phẩm

Apple cố tình không cho bên thứ ba sửa chữa Macbook Pro và iMac Pro

Apple vừa bị người dùng tố cáo là đã dùng "phần mềm độc quyền" để ngăn chặn các bên thứ ba sửa chữa các thiết bị của hãng...

Điều này sẽ buộc người dùng phải vào các cửa hàng, trung tâm bảo trì chính hãng của Apple để sửa chữa thiết bị một khi chúng gặp sự cố như bị hỏng màn hình, bo mạch logic, bàn phím và bàn di chuột, bảng mạch Touch ID..., và người dùng chính là những người bị ảnh hưởng và thiệt thòi bởi hành động này của Apple, theo trang The Verge.
The Verge cho hay, Apple được cho là sẽ sử dụng các công cụ chẩn đoán phần mềm độc quyền mới để sửa chữa MacBook Pro và iMac Pro. Cụ thể, một tài liệu cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền của Apple hồi tháng trước đã tiết lộ rằng, nếu bạn không sử dụng "công cụ độc quyền" này khi sửa chữa các máy MacBook Pro và iMac Pro, máy sẽ rơi vào trạng thái "hệ thống không hoạt động". 
Apple đang "cố tình chèn ép", không cho các bên thứ ba sửa chữa các máy tính Macbook Pro và iMac Pro.
Liên quan đến vụ việc, hai trang tin MacRumors và Motherboard đều có bản sao tài liệu nói trên của Apple và cả hai trang này đều cho rằng, thông tin này rõ ràng đã và đang tác động mạnh đến các dịch vụ sửa chữa của bên thứ ba.
Theo đó, nếu không có phần mềm độc quyền này, các cửa hàng và trung tâm dịch vụ sửa chữa thuộc các bên thứ ba - tức không nằm trong chuỗi cửa hàng của Apple, sẽ không thể sửa MacBook Pro khi máy gặp các vấn đề về cụm màn hình, bo mạch logic, bàn phím và bàn di chuột, bảng mạch Touch ID. 
Đối với các thiết bị iMac Pro, máy sẽ bị khóa nếu thay thế bo mạch logic hoặc bộ nhớ flash. Máy tính sẽ không thể sử dụng lại cho đến khi một thành viên của chương trình là "Nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền của Apple" sử dụng Apple Service Toolkit 2 - tên của bộ công cụ chẩn đoán độc quyền, để kiểm tra và chẩn trị những lỗi mà máy đã gặp phải.
Theo các chuyên gia công nghệ, các biện pháp được cho là nhằm đảm bảo an toàn, kể cả các chip độc quyền của Apple đang ngày càng gánh vác nhiều trách nhiệm đối với các chức năng khác nhau trong các dòng máy tính Mac của hãng, bao gồm lưu trữ dữ liệu vùng an toàn và xử lý mã hóa ổ cứng. Hơn nữa, việc bảo mật phần cứng đang là chủ đề rất nóng ở thời điểm hiện tại. Vì thế, xem ra việc Apple áp dụng bộ công cụ độc quyền có vẻ là hợp lý.
Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình công nghệ và nhà hoạt động rác thải điện tử lại cho rằng, không ít nhà sản xuất thiết bị điện tử đang "cố tình" khiến các thiết bị trở nên khó sửa chữa hơn, và đó là cách để họ kiểm soát chặt chẽ thị trường sửa chữa (thu được thêm tiền), đặc biệt là còn khuyến khích người dùng mua thiết bị mới. Điều này sẽ làm cho "vòng đời" của thiết bị ngắn hơn và đem lại lợi suất cao hơn.
Trong những năm gần đây, Apple cũng như các nhà sản xuất phần cứng khác, đã "rất tích cực" tìm mọi biện pháp nhằm ngăn chặn các bên thứ ba can thiệp vào các thiết bị của họ thông qua các luật sửa chữa, và buộc các công ty công nghệ phải đưa ra các bộ phận và hướng dẫn cho cả người dùng và các chuyên gia sửa chữa của bên thứ ba. Ở Mỹ, hiện đã có 19 bang của Mỹ đề xuất luật liên quan đến các quy tắc sửa chữa thiết bị, nhưng không có tiểu bang nào thông qua dự luật cấm sử dụng các công cụ chẩn đoán độc quyền.
Hiện Apple chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vụ việc này. 
PCWorld

Apple cố tình không cho bên thứ ba sửa chữa Macbook Pro và iMac Pro


      © 2021 FAP
        3,401,411       429