Công nghệ - Sản phẩm

Đồng bộ với các dịch vụ khác, Chrome 69 có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư

Trình duyệt mới Chrome 69 của Google vừa có một thay đổi hết sức quan trọng - đó là nó đồng bộ với hàng loạt các dịch vụ khác của hãng, nhưng điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến quyền riêng tư của người dùng.

Bắt đầu từ Chrome 69, khi bạn đăng nhập vào một dịch vụ nào đó của Google trên trình duyệt này, cũng đồng nghĩa với việc bạn đăng nhập vào Chrome với tài khoản đó, bất kể bạn có muốn như vậy hay không, theo trang ha.x0r.be. 
Với trình duyệt mới này, khi bạn đăng nhập vào một trang Google Site - như Gmail chẳng hạn, cũng có nghĩa là bạn đăng nhập vào Chrome luôn. Hay khi bạn sử dụng Chrome để đăng nhập vào một dịch vụ Google hoặc một trang nào đó, bạn cũng sẽ đăng nhập vào trình duyệt Chrome với chính tài khoản đó.
Bắt đầu từ Chrome 69, khi bạn đăng nhập vào một dịch vụ nào đó của Google trên trình duyệt này, cũng đồng nghĩa với việc bạn đăng nhập vào Chrome với tài khoản đó, bất kể bạn có muốn như vậy hay không.
Điều này khác hẳn với trước kia, đó là việc bạn đăng nhập vào trình duyệt Chrome hay vào Gmail là hoàn toàn độc lập với nhau. Người dùng trình duyệt này có thể từ chối đăng nhập hoàn toàn vào Chrome, bỏ qua việc sử dụng Sync và các tính năng khác liên quan đến việc đăng nhập và họ vẫn có thể sử dụng Chrome ở trạng thái đăng xuất này cùng với các dịch vụ khác của Google như Gmail. Và không chỉ trình duyệt Chrome, cả trình duyệt Chromium cũng bị ảnh hưởng bởi tính năng này.
Còn ở chiều ngược lại, nếu bạn đăng xuất khỏi một dịch vụ Google, cũng có nghĩa là bạn sẽ đăng xuất khỏi trình duyệt, bởi Google đã đồng bộ Chrome 69 với nhiều dịch vụ/ứng dụng khác của hãng và nó có thể gây ra nhiều bất tiện cho người dùng, thậm chí còn ảnh hưởng tới quyền riêng tư, nhất là khi có nhiều người cùng phải sử dụng một máy tính dùng chung. 
Cụ thể, giả sử một người tên A đăng nhập vào Gmail của mình trên máy tính dùng chung, và một người khác tên B cũng có thể lại đăng nhập vào Chrome ngay trên chiếc máy tính đó. 
Động thái này của Google đã được một số người dùng trình duyệt Chrome 69 xác nhận. Tuy vậy, họ cũng cho rằng, công ty "có lý do chính đáng" cho hành động này, rằng người dùng thông thường vốn không nhận ra sự khác biệt giữa đăng nhập vào một trang Google Site với đăng nhập vào Chrome, và điều này đã dẫn đến một vài vấn đề cho các máy tính dùng chung.
Tuy nhiên, với nhiều người khác, đặc biệt là các nhà lập trình, vốn vẫn tin tưởng rằng, trình duyệt Chrome là một công cụ ít nhiều có tính trung lập, dù vẫn chịu ảnh hưởng từ Google. Nhưng với động thái mới này, có lẽ Google không muốn Chrome - trình duyệt có thị phần lớn nhất thế giới hiện nay, trở thành một nền tảng trung lập như vậy.
Trong khi đó, đối với nhiều người dùng, việc "xóa nhòa" khoảng cách giữa các lớp nội dung và trình duyệt không chỉ vi phạm niềm tin của họ, mà còn đặt ra nghi vấn về tính trung lập của Chrome với vai trò như một nền tảng (Chrome-as-a-platform) cho nhiều người dùng.
Vấn đề là tiếp sau đây, Google sẽ làm gì nữa với Chrome? Liệu hãng có muốn chi phối cả các máy tính dùng chung với người dùng không sử dụng dịch vụ nào của Google nữa không? Hay, liệu có khi nào dữ liệu của người dùng A khi đăng nhập vào Facebook lại bị đồng bộ với dữ liệu của người B trong hồ sơ Chrome hay không, khi mà chẳng có API trung lập nào ngăn cản điều đó?. Và nhiều câu hỏi khác cũng được đặt ra, tập trung vào tính bảo an và bảo mật dữ liệu cá nhân cho người dùng hiện nay.
Bởi đối với những người lo lắng về quyền riêng tư, đây có thể là một vấn đề lớn. Nếu trước đây, họ có thể không e ngại gì khi sử dụng cùng lúc cả Gmail, Google Search và YouTube trên Chrome nhưng không đăng nhập, vì chỉ cần vào phần cài đặt là họ có thể xóa bỏ hết các dữ liệu cá nhân này. Nhưng giờ đây, với động thái này của Google, việc làm đó sẽ không còn ý nghĩa, bởi các dữ liệu cá nhân của họ đã được liên kết với tài khoản Google trên Chrome mất rồi. 
PCWorld

Đồng bộ với các dịch vụ khác, Chrome 69 có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư


      © 2021 FAP
        3,405,823       115