Công nghệ - Sản phẩm

Liệu Facebook có chấp nhận phá mã Messenger theo yêu cầu của chính phủ Mỹ?

Trong một diễn biến mới nhất, chính phủ Mỹ đang gây áp lực đòi hãng Facebook phải gỡ mã hóa đầu cuối của ứng dụng chat Messenger để điều tra các cuộc hội thoại bằng giọng nói của một nghi phạm.

Theo hãng tin Reuters, chính phủ Mỹ đang cố gắng buộc Facebook phá mã hóa trong ứng dụng nhắn tin Messenger để cơ quan thực thi pháp luật Mỹ có thể nghe được các cuộc đối thoại của một nghi phạm trong thời gian mở cuộc điều tra hình sự. Tuy nhiên, Facebook cho đến nay vẫn thẳng thừng từ chối yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ.
Đây là một vụ kiện xảy ra tại một tòa án liên bang California và hiện đang được xử kín. Vì vậy sẽ không có hồ sơ công khai, nhưng 3 người biết rõ sự việc đều cho biết, Facebook đang phản đối yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ.
Nếu Facebook chấp nhận phá mã Messenger theo yêu cầu của chính phủ Mỹ, người dùng chắc chắn sẽ rất thất vọng.
Cụ thể, vào hôm 14/8, thẩm phán trong "vụ kiện Messenger" đã tranh tụng về một quyết định của Chính phủ và đã kết tội Facebook coi thường tòa án vì từ chối thực hiện yêu cầu giám sát - theo nguồn tin từ 3 người giấu danh tính. "Vấn đề Messenger" - những cuộc hội thoại trên mạng xã hội Facebook, phát sinh ở Fresno (California) "như một phần cuộc điều tra", nhắm vào băng đảng tội phạm có tổ chức MS-13 tại đây.
Chính vì thế, Bộ Tư pháp Mỹ đang cố gắng buộc Facebook phải gỡ mã hóa đầu cuối của ứng dụng chat Messenger để chính phủ có thể theo dõi các cuộc hội thoại bằng giọng nói của một nghi can liên quan đến vụ điều tra băng nhóm tội phạm MS-13 nói trên. 
Tuy nhiên, mã hóa đầu cuối là biện pháp bảo mật cho người dùng mà Facebook đã áp dụng, theo đó, chỉ có những người tham gia cuộc trò chuyện (trong ứng dụng Messenger) mới có thể xem các tin nhắn và nội dung chứa trong các hộp hội thoại. Và theo Facebook, chính mạng xã hội này cũng không có quyền truy cập vào dữ liệu hội thoại Messenger của khách hàng.
Trước thái độ cứng rắn của Facebook, có vẻ như diễn biến của vụ việc ngày càng trở nên căng thẳng. Đầu tuần này, cơ quan chức năng Mỹ cho biết họ đang tìm cách đưa Facebook ra tòa vì từ chối tuân thủ các yêu cầu của chính phủ. Và nếu thua kiện, Facebook sẽ buộc phải loại bỏ hoàn toàn mã hóa đầu cuối trên Messenger hoặc “hack” hội thoại của những cá nhân mà chính phủ muốn nghe lén. 
Ngoài ra, nếu chính phủ Mỹ thắng trong "vụ kiện Facebook Messenger", họ có thể đưa ra những lập luận tương tự để buộc các công ty công nghệ khác phải lập trình lại các dịch vụ mã hóa phổ biến, chẳng hạn Signal và WhatsApp của hàng triệu người sử dụng Facebook, bao gồm chức năng thoại và vă bản, một số luật gia nhận định.
Việc các cơ quan thực thi pháp luật đang ép các tập đoàn công nghệ phải "viết lại phần mềm" để nắm bắt và bàn giao dữ liệu không còn được mã hóa, sẽ là áp lực lớn đối với các doanh nghiệp khi họ luôn cam kết bảo vệ quyền riêng tư của người sử dụng. Nhưng quan trọng hơn, đó là người dùng không còn tin tưởng và sẽ rời bỏ các dịch vụ khi quyền bảo mật riêng tư không còn nữa.
Còn nhớ vào năm 2016, một vụ việc tương tự từng xảy ra trong cuộc chiến pháp lý giữa Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Apple về việc truy cập sâu vào một điện thoại iPhone - được một đối tượng có liên quan với tổ chức khủng bố IS ở San Bernardino, California sử dụng, và đã gây ra vụ xả súng giết chết nhiều người ở bang này.
Nhưng không giống như trường hợp ở San Bernardino - vụ FBI muốn bẻ khóa một iPhone, trong cuộc điều tra lần này, các kiểm sát viên muốn nghe đàm thoại của một nghi phạm sử dụng ứng dụng Messenger của Facebook. 
Hiện cả Facebook và Bộ Tư pháp Mỹ đều từ chối bình luận khi Reuters liên lạc. 
PCWorld

Liệu Facebook có chấp nhận phá mã Messenger theo yêu cầu của chính phủ Mỹ?


      © 2021 FAP
        3,416,940       249