Với những nội dung đầy tính sáng tạo về đô thị thông minh, hội thảo năm nay là dịp để giới nghiên cứu trẻ tiếp cận và tìm hiểu những nhu cầu thực tế của xã hội.
“Khán phòng chật kín không còn chỗ ngồi và những người đến sau phải đứng tham dự” là điều mà tiến sỹ Đoàn Xuân Huy Minh – đại diện Ban tổ chức hội thảo khoa học Smart City 3600 mô tả về lần tổ chức đầu tiên hồi năm 2017.
Không chỉ thế, hội thảo Smart City 3600 lần I đã thu hút một số nghiên cứu sinh nước ngoài, trong đó có nhóm nghiên cứu sinh đến từ Ý lúc ấy đang làm việc ở Việt Nam, tham dự tìm hiểu về thành phố thông minh.
Sự thành công ở năm 2017 cũng là cơ sở để Viện Khoa học và Công nghệ tính toán báo cáo và xin phép Sở KHCN TP.HCM được chủ trì và mở rộng ở những năm tiếp theo.
Tại buổi công bố thông tin về Hội thảo khoa học Smart City 3600 lần thứ II năm 2018 với chủ đề ‘Giải pháp tương tác thời gian thực cho đô thị thông minh’ diễn ra sáng 17/7/2017, Tiến sỹ Đoàn Xuân Huy Minh cho biết Ban tổ chức hội thảo năm nay đã mở rộng mời gọi thêm sự tham gia của nhiều nghiên cứu sinh – sinh viên từ các trường ĐH, Viện – trung tâm nghiên cứu.
Tiến sỹ Đoàn Xuân Huy Minh - thành viên Ban tổ chức Hội thảo khoa học Smart City cung cấp thông tin cho báo giới về sự kiện năm 2018. |
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng mời thêm một số doanh nghiệp và nhà cung cấp giải pháp về IoT và smart city, tạo mối quan hệ kết nối 3 nhà (nhà quản lý – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp) nhằm xác định mục tiêu cũng như nhu cầu của thị trường để từ đó đưa ra những nghiên cứu phù hợp có thể phục vụ trực tiếp vào đời sống xã hội.
Đây là một trong những hoạt động của Ban tổ chức hội thảo khoa học Smart City 3600 nhằm hướng giới nghiên cứu trẻ tiếp cận và cùng tham gia đóng góp cho những vấn đề thực tế của xã hội, khi mà hội thảo năm 2018 hướng đến những giải pháp tương tác thời gian thực dành cho đô thị thông minh.
Các báo cáo tham luận tại hội thảo Smart City 3600 lần thứ II năm 2018: 1. Hệ thống quan trắc và cảnh báo chất lượng không khí 2. Công nghệ và giải pháp quan trắc điều khiển giao thông đô thị thông minh đã triển khai tại một số thành phố Việt Nam 3. Giải pháp IoT cho thành phố thông minh 4. Ứng dụng công nghệ blockchain trong đô thị thông minh 5. Ứng dụng Deep Learning cho bài toán phát hiện và nhận dạng đối tượng qua camera giám sát thời gian thực 6. Truy xuất thông tin từ dữ liệu y sinh |
đô thị thông minh, Hoàng Kim, ICST, smart city, Sở KHCN TP.HCM, Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán