Sapo và Lazada chính thức bắt tay kết nối với nhau giúp các chủ shop quản lý và bán hàng đa kênh dễ dàng hơn. Với sự hợp tác này, người bán hàng hoàn toàn có thể bán hàng trên Lazada và các kênh khác như cửa hàng, website, Facebook và quản lý tập trung duy nhất trên nền tảng Sapo.
Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo đã bắt tay kết nối với Lazada trong việc tích hợp và đồng bộ nhanh chóng thông tin đơn hàng và số lượng hàng tồn kho cho các nhà bán hàng trên Lazada. Các chủ shop đang sử dụng Sapo có thể đồng bộ sản phẩm với Lazada thông qua mã sản phẩm để thống nhất về số lượng sản phẩm, hàng tồn kho. Khi có đơn hàng phát sinh trên Lazada, thông tin về đơn hàng sẽ được quản lý tập trung tại Sapo, thông số tồn kho tự động được trừ đi ngay khi có giao dịch. Trong thời gian tới, Sapo và Lazada sẽ tiếp tục nâng cấp thêm các tính năng thiết thực khác nhằm giúp các shop quản lý bán hàng đa kênh tập trung tại Sapo hiệu quả hơn.
Mô hình quản lý và bán hàng đa kênh của Sapo |
Sapo là nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh hiện đang được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với hơn 43.000 chủ shop. Không chỉ là nền tảng tích hợp với các kênh bán khác nhau, điểm khác biệt của Sapo nằm ở hệ thống lõi xử lý tập trung các kênh bán hàng từ online tới offline,… Trong khi đó, Lazada được đánh giá là sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam về lượng truy cập và thị phần doanh thu. Các chủ shop đang sử dụng Sapo có thể tận dụng kênh bán hàng Lazada để tiếp cận hơn 30 triệu khách hàng tiềm năng mỗi tháng.
Nếu chủ shop chỉ bán hàng trên duy nhất một kênh thì việc quản lý hàng tồn kho khá đơn giản. Vấn đề lại thực sự phát sinh khi họ bán hàng trên nhiều kênh khác nhau. Tình trạng mất kiểm soát số lượng hàng tồn kho khi bán hàng cùng lúc trên sàn Lazada và các kênh khác như cửa hàng, Facebook, website,… dẫn đến nhiều hệ lụy như không có hàng để bán cho khách gây mất uy tín với khách hàng, tỷ lệ hủy đơn cao khiến điểm đánh giá của shop trên sàn bị giảm sút, ảnh hưởng đến các hoạt động bán hàng.
Sự kết nối, tích hợp Lazada trên hệ thống của Sapo này không phải là lần đầu. Trước đây, tiền thân của Sapo Web chính là Bizweb cũng là nền tảng website đầu tiên kết nối với Lazada. Tuy nhiên, giống như thực trạng của các nền tảng website khác hiện nay có kết nối với các sàn, thì quá trình đồng bộ về đơn hàng chưa thực sự giải quyết triệt để nhu cầu quản lý hàng tồn kho của các chủ shop khi bán hàng đa kênh. Sau khi Sapo ra mắt nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh đầu tiên tại Việt Nam, kênh bán hàng Lazada đã được đưa về kết nối trực tiếp trên hệ thống lõi của Sapo thay vì kết nối với website. Điều này giúp cho hàng nghìn khách hàng của Sapo đang kinh doanh trên Lazada trải nghiệm kết nối hoàn toàn mới. Tốc độ đồng bộ về đơn hàng, hàng tồn kho, khách hàng giữa Lazada với Sapo nhanh hơn, chính xác và quan trọng nhất là mọi thông tin quản lý được tập trung tại Sapo, giúp chủ shop quản lý thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. |
Hiện tại, mô hình giải pháp quản lý và bán hàng của Sapo được xem là công nghệ hiện đại nhất của bán hàng đa kênh - Omnichannel. Ông Nguyễn Thanh Hưng - Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam VECOM chia sẻ: “Một giải pháp bán hàng hiện đại và thông minh là một giải pháp không phân biệt khách hàng truyền thông hay khách hàng online mà phải được tích hợp làm một. Khách hàng dù mua ở kênh nào đi chăng nữa thì cũng phải nhận biết, đánh giá và chăm sóc họ một cách tốt nhất.”
Hiện nay vẫn có một số giải pháp có thể quản lý và bán hàng đa kênh. Tuy nhiên, hầu hết đều không hỗ trợ đầy đủ các kênh từ online tới offline và không phải nền tảng mở nên hạn chế khả năng tích hợp, mở rộng các kênh bán hàng. Dẫn đến việc thiếu khả năng xử lý đơn hàng tập trung, dễ “trật khớp” trong lúc đồng bộ sản phẩm, đơn hàng khi bán hàng đa kênh.
Sapo hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh ở nhiều quy mô khác nhau, dù chỉ bán hàng online hay chỉ bán offline, chuỗi các cửa hàng hay kết hợp bán hàng trên nhiều kênh. Với quy mô từ vài chục đến 10.000 đơn hàng/ngày, phiên bản tiêu chuẩn của Sapo sẽ hỗ trợ shop vận hành hiệu quả, có thể giúp tiết kiệm 30% chi phí vận hành và 70% phí xây dựng hệ thống so với việc xây dựng hệ thống quản lý riêng.
bán hàng trực tuyến, Huy Thắng, Lazada, sàn giao dịch, thương mại điện tử