Công nghệ - Sản phẩm

CEO Tim Cook: Qualcomm đang bòn rút Apple

Vào cuối tháng 6 tới, Tim Cook - CEO của Apple, sẽ bị tòa án Mỹ triệu tập để cung cấp lời khai trước tòa và công chúng.

Việc Apple cung cấp những thông tin gì tại tòa sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chính họ, ngay cả khi tòa phán cho Apple thắng kiện. Đây là một phần trong "cuộc chiến pháp lý dai dẳng" giữa Apple và Qualcomm, đang ngày càng trở nên gay cấn và kịch tính.
Hẳn mọi người còn nhớ, với hàng loạt những thông tin gần đây, hiện cả Apple lẫn Qualcomm đang dính vào một vụ kiện đầy căng thẳng liên quan đến phí bản quyền về công nghệ giữa hai hãng, và những hệ luỵ của nó đã tác động rất lớn lên ngành công nghiệp smartphone trong thời gian qua.
Vụ kiện giữa Apple và Qualcomm là một trong những vụ kiện dai dẳng, đã kéo dài từ năm 2014 đến nay.
Vụ kiện này bắt đầu xảy ra từ năm 2014 và kéo dài tới nay và nguyên nhân của vụ kiện là việc Qualcomm "tính toán lại" phí bản quyền đối với mỗi chiếc iPhone được Apple bán ra, bằng cách dựa vào tổng giá trị của cả chiếc iPhone. Nhưng phía Apple cho rằng, "cách tính mới mà Qualcomm đưa ra là hoàn toàn sai lầm" và khiến Apple phải trả thêm những khoản tiền bị "đôn lên" một cách vô lý.
Tim Cook đã giải thích một cách ngắn gọn vị trí của Apple trong vụ việc này với các cổ đông - trong một cuộc họp hồi đầu năm nay, như sau:
"Lý do chúng tôi theo đuổi việc này là bởi Qualcomm đang tìm cách bòn rút từ Apple những khoản tiền được tính theo phần trăm của tổng giá trị iPhone. Họ đã làm những điều tệ hại liên quan các bằng sáng chế quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ đối với một chiếc iPhone. Nó không hề liên quan đến màn hình, hay Touch ID, hay hàng tá những cải tiến khác mà Apple đã thực hiện. Do đó, chúng tôi không cho rằng đó là điều đúng đắn, và chúng tôi đang thể hiện quan điểm về điều này. Chúng tôi tin rằng chúng tôi đã làm điều đúng đắn, và tôi chắc họ cũng vậy. Và vì vậy chúng ta cần phiên toà này".
Liên quan đến vụ việc, giới chuyên gia cho rằng, cả Qualcomm và Apple đều đang "tận dụng các phiên toà" để thực hiện những mục đích riêng của chính mình, giúp họ gián tiếp tăng thêm đáng kể lợi nhuận và giá trị thị trường. 
Về phía Qualcomm, hãng này cũng đã thực hiện nhiều "nước cờ" để không chỉ ngăn không cho Apple nhập khẩu và bán iPhone vào Mỹ mà còn cản trở việc Apple sản xuất iPhone ở Trung Quốc.
Thú vị hơn nữa là xoay quanh vụ kiện này, hiện đã xuất hiện khá nhiều tin đồn cho rằng, "Apple có thể sẽ chia tay Qualcomm" để tìm kiếm một nguồn cung ứng modem mới cho các thế hệ iPhone trong tương lai. Nhiều khả năng Apple sẽ mua các modem LTE cho iPhone từ Intel và MediaTek.
Và không chỉ có thế, trong thời gian gần đây, Apple đã bắt tay vào việc tự sản xuất một số linh kiện cho mình, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào cả trăm các đối tác khác nhau trên toàn cầu như trước đây. 
PCWorld

Apple, Qualcomm, Tim Cook


      © 2021 FAP
        2,535,527       674