Công nghệ - Sản phẩm

Trung tâm GIS sẵn sàng chuyển giao hệ thống huấn luyện và thi nghiệp vụ trực tuyến

Không chỉ phục vụ tổ chức các cuộc thi online, giải pháp 4.0 vừa được ứng dụng thí điểm tại Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2018 do Sở KHCN TP.HCM tổ chức hoàn toàn có thể tùy biến để mở rộng, cung cấp đầy đủ chức năng đào tạo trực tuyến theo nhu cầu của mọi đơn vị, Sở ngành trên phạm vi toàn quốc.

Như đã đưa tin, vào chiều ngày 28/3 vừa qua, Sở KHCN TP.HCM tổ chức Hội thi Bí thư chi bộ giỏi lần 2 - năm 2018, và nét mới của hội thi năm nay chính là tất cả 29 thí sinh đều thực hiện bài thi trực tuyến trên phần mềm do Trung tâm Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý TP.HCM (GIS) phát triển.

"Hội thi chính là nét đẹp về tinh thần đổi mới và sáng tạo, khẳng định vai trò tiên phong của Sở KHCN TP.HCM trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ", anh Trương Hoàng Hân - Phó Bí thư chi bộ Trung tâm thông tin và thống kế KHCN (CESTI) bày tỏ.

Có thể khẳng định rằng, những tiện ích do phần mềm này mang lại đã để lại ấn tượng "đậm" không chỉ với các thí sinh thuộc Sở KHCN TP.HCM mà còn với đại diện các đơn vị, cũng như đại diện đến từ Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng Thành phố.

Đại diện Ban tổ chức cho biết, nhờ cách thi mới này, các thí sinh có thể tự chủ động làm bài thi ở bất cứ đâu thay vì bắt buộc phải tập trung tại một địa điểm như trước. Không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức đi lại mà cách thi mới này giúp cho các cán bộ, đảng viên bận công tác vẫn có thể tham gia thi như bình thường.

Đồng chí Trương Hoàng Anh Vũ - Phó bí thư chi bộ Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM chia sẻ sau khi thực bài thi trên phần mềm trực tuyến rằng "đây là công trình sáng tạo của Đảng ủy Sở KHCN TP.HCM. Đơn cử, các đồng chí đang đi công tác vẫn có thể thi online, không nhất thiết phải tập trung ở một nơi. Tôi cũng rất mong muốn mô hình này được nâng cấp thêm để nhân rộng ra cho các đơn vị khác."

Bên cạnh đó, điểm của thí sinh sẽ có ngay sau khi hoàn thành bài thi. Các chức năng quản lý cũng giúp Ban tổ chức theo dõi, ghi nhận quá trình thi và kết quả của các thí sinh một cách hiệu quả.

Ông Phạm Quốc Phương - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý TP.HCM (đơn vị thuộc Sở KHCN Thành phố) cho biết toàn bộ công việc nhập dữ liệu, chuẩn bị đề và các thiết lập khác cho cuộc thi được thực hiện rất nhanh chóng và đơn giản.

Cũng theo ông Phương, chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ là "có thể chuẩn bị cho cuộc thi này sẵn sàng", ông Phương nói thêm.

Ngoài chức năng thi trực tuyến, hệ thống do Trung tâm Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý TP.HCM xây dựng còn cung cấp đủ các module đáp ứng đầy đủ yêu cầu đào tạo trực tuyến như phổ biến kiến thức, mở lớp học trực tuyến…

Hệ thống cũng không chỉ gói gọn trong nội dung của các hoạt động của Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên, mà còn có thể phục vụ cho việc phổ biến, đào tạo các kiến thức khoa học công nghệ, khởi nghiệp, pháp luật… và những lĩnh vực khác theo yêu cầu của người dùng tại từng đơn vị.

Ông Phạm Quốc Phương - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý TP.HCM đang thực hiện phần thi từ máy tính xách tay ở phòng làm vệc trên Lầu 1 - Ảnh: Kim Hoàn

Chia sẻ về khả năng mở rộng ứng dụng này cho các đơn vị khác ngoài Sở KHCN TP.HCM, đại diện Trung tâm GIS khẳng định đơn vị rất mong muốn mở rộng, chuyển giao hệ thống đào tạo trực tuyến này.

"Sở KHCN nói chung, và GIS nói riêng sẵn sàng hỗ trợ thiết lập và hướng dẫn sử dụng cho các đơn vị có nhu cầu", ông Phương nhấn mạnh, "Không chỉ phục vụ tổ chức các cuộc thi online, giải pháp do Trung tâm Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý TP.HCM phát triển thậm chí có thể dễ dàng tùy biến để mở rộng, cung cấp đủ chức năng đào tạo trực tuyến theo nhu cầu của mọi đơn vị, Sở ngành trên phạm vi toàn quốc.

Thông tin liên hệ: GIS - Sở KHCN TP.HCM

Đây là hoạt động do Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM tổ chức nhằm nâng cao trình độ, hiệu quả hoạt động của các chi bộ thành viên.

Cụ thể, thí sinh tham dự bằng hình thức trực tuyến, đăng nhập vào hệ thống và hoàn thành bài dự thi ở bất kỳ đâu, không nhất thiết phải có mặt tại nơi thi tập trung.

Ông Nguyễn Đức Tuấn – Đại diện Ban tổ chức cho biết ở hình thức thi trực tuyến này, hệ thống sẽ tự động thay đổi và lựa chọn câu hỏi ngẫu nhiên có trong ngân hàng đề thi, tạo bộ đề ngẫu nhiên cho từng người dự thi ở từng lần thi, nên câu hỏi ở mỗi lần thi sẽ có sự thay đổi, thậm chí 2 người dự thi ngồi gần nhau cũng không có bộ đề giống nhau.

Nếu đang thực hiện bài thi mà thí sinh bị ngắt kết nối mạng, hệ thống sẽ lưu lại dữ liệu bài thì đã làm, do đó thí sinh có thể thực hiện tiếp nội dung bài thi ở lần đăng nhập sau.

Trong từng lần thi, người dự thi sẽ trả lời 50 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, mỗi câu đúng sẽ được chấm 0,2 điểm (theo thang điểm 10). Thời gian giới hạn ở mỗi lần thi là 45 phút. Kết quả bài thi được chấm và công khai ngay sau khi người dự thi hoàn thành phần thi.

Theo quy định, người dự thi được tham gia tối đa 3 lượt thi, do đó nếu muốn cải thiện điểm số (so sánh với danh sách kết quả công khai) thì người dự thi có thể thi thêm tối đa 2 lần nữa. Trường hợp thí sinh thi nhiều lần, ban tổ chức sẽ lấy kết quả ở lượt thi có điểm số cao nhất.

PCWorld

40 năm Sở KHCN TP.HCM, cải cách hành chính, đổi mới sáng tạo, Sở KHCN TP.HCM, Tố Như


      © 2021 FAP
        2,537,680       751