Công nghệ - Sản phẩm

Nền tảng công nghệ cho đô thị thông minh

Đô thị thông minh sẽ góp phần đảm bảo một môi trường sống thoải mái, tích cực, lành mạnh và an toàn. Đây không còn là xu hướng, mà đang dần trở thành hiện thực ở nhiều thành phố trên thế giới và TP.HCM đang tích cực chuyển mình để trở thành một đô thị thông minh, hiện đại trong thời gian không xa.

Theo thống kê, hiện nay, hơn một ½ dân số thế giới tập trung ở các đô thị lớn và đến năm 2050, ước tính sẽ có tới 70% người dân sẽ sinh sống tại các thành phố. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi dân số ở các đô thị đang ngày càng phát triển nhất là TP.HCM. Điều này đặt ra những vấn đề khó khăn cần giải quyết cho TP.HCM như giao thông ách tắc, ô nhiễm môi trường, nguồn lực phát triển hạ tầng… Các thành phố lớn đều gặp những vấn đề tương tự, do đó TPHCM cần phải xây dựng đô thị thông minh để giải quyết các vấn đề này và phát triển ở mức độ cao hơn. Việc xây dựng đô thị thông minh được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho TP.HCM.

Theo đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020” thì 4 trụ cột chính sẽ trở thành bộ khung định hướng cho tất cả các hạ tầng và ứng dụng bao gồm: Trung tâm dữ liệu dùng chung và Hệ sinh thái dữ liệu mở, Trung tâm điều hành đô thị thông minh, Trung tâm mô phỏng quy hoạch chiến lược và Trung tâm an toàn thông tin.

Sau hơn một năm hoạt động, đề án đã từng bước tiến hành làm việc với các viện, trường, doanh nghiệp và các sở ban ngành nhằm phát triển bộ khung định hướng theo những tiêu chuẩn công nghệ nhất định. Mặc dù tự tin vào lực lượng khoa học công nghệ ở trong nước nhưng TP cũng muốn có sự hợp tác và hỗ trợ từ quốc tế, đặc biệt là những nước đã và đang triển khai đô thị thông minh như Phần Lan.

Công nghệ và ứng dụng đô thi thông minh 

Giáo sư Tapio Salakoski của đại học Phần Lan giới thiệu về những công nghệ cho đô thị thông minh.

Buổi thảo khoa học với chủ đề "Vai trò của Công nghệ thông tin trong việc xây dựng đô thị thông minh" do Viện Khoa học và Công nghệ tính toán (Sở KHCN TP.HCM) phối hợp cùng Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức với sự góp mặt của các chuyên gia về smartcity đến từ Đại học Phần Lan đã mang đến cái nhìn tổng quan về ứng dụng công nghệ trong tương lai cũng như những ví dụ điển hình về việc triển khai giải pháp trong thực tế.

Tại hội thảo, giáo sư Tapio Salakoski – Đại học Phần Lan chỉ ra ra rằng smartcity là đô thị sử dụng các loại cảm biến thu thập dữ liệu khác nhau nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho mục đích quản lý tài sản cũng như nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Dữ liệu này được thu thập từ người dân, thiết bị và tài sản. Đi kèm với dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, học máy và IoT sẽ tạo thành những công nghệ cốt lõi trong tương lai tuy nhiên việc triển khai toàn diện sẽ gây ra một số hậu quả cơ bản đối một ít khía cạnh cuộc sống của người dân. Điều này cũng đặt ra các vấn đề về đạo đức cũng như việc xây dựng những bộ luật mới đề phù hợp với xu hướng. Mặc dù nhiều thách thức tuy nhiên đây không phải đến từ công nghệ. 

Với mục đích tăng hiệu quả về hệ sinh tái cũng nhưng chất lượng người dân thì việc phát triển đô thị thông minh là điều cần thiết. Việc số hóa ứng dụng trong thành phố đang dần xuất hiện ở trong nhiều khía cạnh của cuộc sống từ phương tiện, giao thông hay hệ thống năng lượng… Các giải pháp mới ứng dụng công nghệ mang đến cho thành phố cơ hội hợp lý hóa quy trình, tiết kiệm chi phí cho các dịch vụ công.

Ngoài ra, đô thị thông minh mới còn mang đến những cách thức mới để thúc đẩy phát triển kinh doanh, nâng cao mức sống người dân đô thị và đổi mới xã hội. Tiến sĩ Sari Puustine đến từ Đại học Phần Lan cũng giới thiệu một số ví dụ về đô thị thông minh và tính khả quan trong tương lai ở Phần Lan và một số nước khác. Các ví dụ này bao gồm những hệ thống vận chuyển thông minh, hệ thống năng lượng thông minh…. Ngoài ra bà còn giới thiệt một số đổi mới xã hội được phát triển nhờ vào các công nghệ thông minh.

Bảo mật luôn là ưu tiên hàng đầu

Trong 4 cột trụ chính là Trung tâm dữ liệu mở, Trung tâm điều hành thông minh, Trung tâm mô phỏng chiến lược và Trung tâm An toàn thông tin (ATTT), trong đó vai trò của Trung tâm ATTT được đặc biệt nhấn mạnh do những thách thức ngày càng nghiêm trọng với đảm bảo ATTT và an ninh mạng hiện nay, điều này không chỉ riêng TP.HCM mà còn là vấn đề chung của nhiều đô thị lớn.

An ninh mạng được đánh là một trong những nền tảng của việc tạo ra một xã hội số an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế an ninh mạng thường xuyên bị bỏ qua trong toàn bộ quá trình thiết kế, nhất là đối với những đô thị quá nôn nóng trong việc triển khai các cứng dụng công nghệ phục vụ nhu cầu và tiện lợi của người dân. Giáo sư Seppo Virtanen đến từ Đại học Phần Lan cho biết rằng, trong môi trường thông minh, các thiết bị thường xuyên làm việc liên tục để cho cuộc sống của con người dễ dàng và thoải mái hơn.

Môi trường thông minh bao gồm từ không gian cá nhân ( ví dụ như theo dõi và điều trị sức khỏe với thiết bị cảm biến và thiết bị cấy ghép) hay thông qua các căn phòng , tòa nhà thông minh ( những nơi sử dụng nhiều thiết bị tự động hay bệnh viện thông minh) cho đến cấp cao hơn là các đô thị thông minh ( ví dụ như giao thông thông minh, thiết bị vận chuyển tự hành…).

Ông Seppo nhấn mạnh rằng, thu thập dữ liệu và tự động hóa hệ thống bằng cách áp dụng các công nghệ và giải pháp IoT là một trong những khái niệm cốt lõi cho phép tạo ra môi trường thông minh. Điều đó đồng nghĩa là tính an toàn những môi trường này cần được đảm bảo và an toàn trên mạng là giai đoạn đầu tiên cần được nhắc đến. Việc thiết kế đảm bảo an toàn nhằm mang đến các ứng dụng sẽ có lợi cho người sử dụng mà không làm cho họ gặp nhiều rủi ro về an ninh, an toàn và đảm bảo tính riêng tư.
 

PCWorld

đô thị thông minh, smart city, thành phố thông minh


      © 2021 FAP
        3,395,739       507