Công nghệ - Sản phẩm

Cận cảnh bo mạch chủ Asus Maximus IX Code

(PCWorldVN) Maximus IX Code sở hữu lớp giáp ROG Armor vốn chỉ hiện diện trên một số phiên bản bo mạch chủ 'đỉnh' của Asus và cũng là dòng sản phẩm chuyên trị BXL Intel Kaby Lake mới nhất.

Khởi đầu với chipset Intel X38 45nm, dòng bo mạch chủ Asus Maximus được định hình nhắm vào giới game thủ kỳ cựu, trải rộng bằng nhiều sản phẩm đa dạng và hiệu năng cao, phù hợp đủ “địa hình” thùng máy từ ATX đến mini-ATX. Và với sự ra mắt của bộ xử lý Kaby Lake thế hệ thứ 7, Asus cũng giới thiệu ngay thế hệ Maximus IX với bộ bo mạch chủ chipset Intel Z270 socket LGA 1151 đời mới gồm Extreme, Formula, Code, Apex và Hero.

Ngay khi cầm trên tay, Maximus IX Code gây ấn tượng mạnh với kiểu thiết kế bo mạch bọc giáp ROG Armor trong tông màu đen chủ đạo. 

Bo mạch chủ Maximus IX Code.

Khác hẳn với phiên bản Maximus IX Extreme dùng tản nhiệt chất lỏng toàn diện hay Maximus IX Formula dùng tản nhiệt lai, Maximus IX Code là bo mạch chủ dùng tản nhiệt khí thông thường. Bo mạch chủ này nhắm đến việc đưa ROG Armor tiếp cận giới game thủ có ngân sách vừa phải.

ROG Armor bao phủ phân nửa mặt trên Maximus IX Code.

Một trong những đặc trưng tiêu biểu của dòng bo mạch chủ Maximus là ROG Armor – yếu tố chủ chốt góp phần giúp bo mạch chủ Asus ROG Maximus VI Formula giành danh hiệu iF Design Award năm 2014 tại sự kiện BMW Welt Event Forum (Đức). Trước đây, ROG Armor được Asus trang bị cho phiên bản Maximus Formula và một số phiên bản đặc biệt TUF nhằm ngăn lượng nhiệt tỏa ra từ card đồ họa và ngăn chặn khả năng rò rỉ khi người dùng sử dụng các giải pháp tản nhiệt chất lỏng.

ROG Armor cũng có lớp đế kê chân ở mặt đáy hỗ trợ nhiều giải pháp tản nhiệt cho CPU.

Trang bị chipset Intel Z270, Maximus IX Code sử dụng socket LGA 1151 hỗ trợ các bộ xử lý Skylake thế hệ thứ 6 và Kaby Lake thế hệ thứ 7.

Gần socket 1151 là 2 khối kim loại tản nhiệt thụ động.

Là bo mạch chủ có kích thước chuẩn ATX (305x244 mm), Maximus IX Code cung cấp 4 khe cắm bộ nhớ RAM DDR4 phân biệt màu sắc rõ ràng, hỗ trợ dung lượng tối đa đến 64GB chạy dual-channel. Thông qua bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp trên bo mạch, game thủ có thể ép xung tốc độ RAM lên đến 4.000MHz hoặc "bung nóc" 4.133MHz rất nhanh chóng và ổn định.

Hai khe RAM màu sáng hơn được "nhắc khéo"cần được ưu tiên sử dụng.

Asus có bước chuẩn bị khá tốt khi thiết lập sẵn hai phím Power và Reset cứng cho Maximus IX Code. Nhờ đó, nếu không có nhu cầu “đóng thùng” (case) thì game thủ vẫn khởi động máy tính nhanh chóng mà không cần “chọt” bằng đầu kim loại.

Nút bấm nhẹ nhàng.

Không chỉ thế, màn hình nhỏ LED Q-Code trên nút khởi động Star còn thông báo tình trạng hoạt động của bo mạch thông qua các ký tự giúp người dùng dễ dàng chẩn đoán và sửa lỗi hệ thống.

Không như bo mạch chủ chơi game Asus Strix Z270E Gaming, Maximus IX Code không có ngõ xuất tín hiệu DVI-D ở mặt nạ sau I/O. Điều này cũng dễ hiểu vì game thủ đang dần chuyển sang sử dụng giao tiếp DisplayPorts phổ biến nhằm đạt được độ phân giải và tốc độ quét màn hình tốt hơn.

dsaas

Tất nhiên, một khi đã sắm Maximus IX Code để chơi game thì chắc chắn game thủ sẽ tiính toán việc mua thêm card đồ họa rời. Trong trường hợp chưa có card đồ họa rời, GPU tích hợp Intel HD Graphics trên CPU (Skylake hoặc Kaby Lake) vẫn cho phép kết nối qua 2 cổng xuất tín hiệu màn hình HDMI 1.4b (4.096x2.304 @24Hz), DisplayPort 1.2 (4.096x2.304 @60Hz).

sadasdas

Loại bỏ luôn cả giao tiếp PS/2, Maximus IX Code có thêm 4 giao tiếp USB 2.0 để game thủ dễ dàng gắn chuột, bàn phím, tai nghe hay các thiết bị ngoại vi USB khác. 

aaaaa

Đáng chú ý hơn, Asus còn trang bị thêm nút Clear CMOS và nút BIOS Flashback ngay mặt nạ sau I/O giúp game thủ dễ dàng ứng cứu hệ thống trong trường hợp cần thiết.

Ở trên bảng mạch, game thủ cũng có thể dễ dàng tìm thấy một loạt nút ReTry, SafeBoot, MemOK! phục vụ cho việc ứng cứu khi ép xung không thành công.

"Cứu hộ" cho ép xung.

Ở Maximus IX Code thì 2 giao tiếp M.2 được gom hết về phía đáy bảng mạch chứ không phân tán như ở Strix Z270E Gaming. Giao tiếp M.2_2 (chỉ hỗ trợ PCIe 3.0 x4) nằm lộ ra ngoài ROG Armor và bắt buộc cắm đứng như là gợi ý nên sử dụng ưu tiên.

Giao tiếp M.2 cắm ổ SSD thẳng đứng

Bên cạnh đó, Maximus IX Code còn có 6 giao tiếp SATA 6Gb/s, song một số giao tiếp sẽ bị vô hiệu nếu người dùng sử dụng giao tiếp M.2. Cụ thể, nếu giao tiếp M.2_2 được sử dụng thì 2 giao tiếp SATA thứ 5 và 6 sẽ bị vô hiệu, hoặc nếu giao tiếp M.2_1 được sử dụng thì giao tiếp SATA thứ 1 sẽ bị vô hiệu.

Bộ đôi PCIe 3.0 x16 SafeSlot được tối ưu cho các giải pháp đồ họa đa GPU như NVIDIA SLI hay AMD CrossFireX. Nhìn chung thì kiểu thiết kế các giao tiếp PCIe 3.0 trên Maximus IX Code không khác mấy với các bo mạch chủ chuyên game.

PCIe 3.0 x16 SafeSlot màu sắc nổi bật trên bảng mạch.

Maximus IX Code còn có 1 giao tiếp PCIe x16 thứ ba ở phía đáy, nhưng do chỉ hỗ trợ tốc độ x4 nên giao tiếp này không đáng chú ý lắm, trừ khi game thủ có nhu cầu gắn card đồ họa thứ 3.

ROG Armor bao bọc nửa dưới bảng mạch.

Chip âm thanh tích hợp 8 kênh SupremeFX (SupremeFX S1220 codec) và bộ chuyển đổi tín hiệu digital-to-analog ESS Sabre Hi-Fi ES9023P DAC cũng được ROG Armor che chắn cẩn thận.

Các tụ âm thanh cũng "núp" dưới giáp ROG Armor.

Bên cạnh khả năng sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu chinh phục game hiệu năng cao, bo mạch chủ Maximus IX Code còn đề cao nét thẩm mỹ qua loạt ánh sáng đèn nền Aura Sync, sự tiện lợi của Wi-Fi tích hợp sẵn cùng hàng loạt linh kiện cao cấp có độ tin cậy cao về độ bền.

PC World Vietnam sẽ có bài đánh giá chi tiết về hiệu năng của sản phẩm này.

PCWorld

Asus, Asus ROG, Bo mạch chủ, bo mạch chủ chơi game, Hồng Linh, Kaby Lake, mainboard, phần cứng game


      © 2021 FAP
        2,151,914       43