Công nghệ - Sản phẩm

Nam giới thích được chú ý trên mạng xã hội

(PCWorldVN) Nghiên cứu của Kaspersky chỉ ra rằng, cứ 10 người thì có 1 người chủ ý bóp méo sự thật trên mạng xã hội để tạo dựng hình ảnh bản thân, và nam giới dễ bị ảnh hưởng hơn bởi số lượt Like mà họ nhận được.

Ngoài nhu cầu tạo ra một kênh kết nối trực tuyến và tức thời với bạn bè, người thân cũng như đồng nghiệp, hầu hết người dùng hiện nay còn sử dụng mạng xã hội nhằm mục đích "thể hiện" với cộng đồng, qua đó tích góp lượt "thích" (Like) cho từng dòng trạng thái (status) hay hình ảnh chia sẻ, đồng thời xây dựng hình ảnh bản thân.

Cụ thể hơn, kết quả của một nghiên cứu vừa được Kaspersky Lab công bố hồi trung tuần tháng 1/2017 cho thấy cứ 10 người thì lại có 1 người sẽ bóp méo sự thật trên mạng xã hội để qua đó nhận được nhiều lượt Like hơn.

Ảnh minh họa.

Kết quả thống kê của Kaspersky cũng chỉ ra rằng, trong cuộc đua số lượng lượt Like, vượt qua phe kẹp tóc, cánh mày râu có xu hướng không quan tâm đến vấn đề riêng tư. Đơn cử, có trung bình 9% nam giới (tỷ lệ khoảng 1/10) trả lời khảo sát của Kaspersky cho biết sẽ không ngần ngại đăng ảnh khỏa thân của mình, trong khi con số này ở phụ nữ chỉ ở mức 5%.

Để gây sự chú ý và đảm bảo nhận được số lượng Like “khủng”, thì có khoảng 1/10 (12%) người dùng giả vờ đang ở đâu đó hoặc làm việc gì đó nhưng sự thật không phải như vậy, và con số này ở nam giới là 14%.

Kaspersky đánh giá rằng, nam giới thường muốn được chú ý trên mạng xã hội hơn cuộc sống thật của mình.

Và để "săn" Like, nam giới có xu hướng tiết lộ những thông tin nhạy cảm về đồng nghiệp, bạn bè hoặc cấp trên nhiều hơn (so với phụ nữ), và 14% nam giới thừa nhận họ có thể sẽ tiết lộ những thông tin nhạy cảm về đồng nghiệp, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ là 7%.

Nếu như 17% phụ nữ cho biết sẽ cảm thấy buồn khi không nhận được số lượng lượt Like như mong đợi, thì con số này lên đến 24% ở nam giới.

PCWorld

An toàn thông tin, điện thoại selfie, Facebook, Kaspersky, Lâm Đức Thắng, mạng xã hội, Ransomware, Twitter


      © 2021 FAP
        2,571,820       120