Công nghệ - Sản phẩm

Tính mở của Internet không nằm trong tay người dùng

(PCWorldVN) Internet đưa chúng ta vào thời đại thông tin và thế giới trở nên "phẳng" hơn. Nhưng hình hài của Internet thế nào lại tuỳ thuộc vào chính sách của từng quốc gia thế giới.

Cách đây gần 600 năm, vào ngày 6/10/1536, tại sân của nhà tù lâu đài Vilvoorde, gần thành phố Brussels, Bỉ ngày nay, một người đàn ông tên là William Tyndale bị đâm, sau đó ông bị thiêu cháy ngay tại đó. Ông bị tội gì? Đó là tội dịch cuốn Kinh Thánh tiếng Latinh sang tiếng Anh, là tiếng mẹ đẻ của ông. Là một thầy tu và học giả, Tyndale là người ủng hộ tự do về thông tin, mà ông cho nhiệm vụ của mình là khai sáng văn bản Kinh Thánh cho dân chúng, cả nam lẫn nữ. 
Tyndale sống vào thời khi mà bản in chữ Gutenberg ra đời. Trước khi phát minh sắp chữ Gutenberg ra đời, trên toàn lãnh thổ châu Âu có khoảng 30.000 cuốn sách. Khoảng 50 năm sau đó, vào năm 1500, con số này nâng lên hơn 10 triệu cuốn sách. Giáo hội Công giáo đã phản ứng lại tốc độ phát triển này khi bày tỏ ý định muốn độc quyền khi đưa ra các bản dịch từ nguyên bản tiếng Latinh. Lý luận của Giáo hội lúc đó đơn giản là: nếu nắm quyền điều khiển thông tin tức là nắm được quyền điều khiển con người.
Internet cho mọi người.
Giống như Tyndale, chúng ta ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin. Trong khi công nghệ của Gutenberg đặt nền móng để thay đổi thì các nhà hoạt động như Tyndale tựa như cỗ máy thực thụ làm biến chuyển mọi thứ. Tyndale đã phá vỡ được định kiến thời đó và mang lại quyền tiếp cận tri thức cho người bình dân, cho họ cơ hội đọc hiểu, suy nghĩ và tự mình quyết định, lựa chọn. Thông tin mở nghĩa là con người nên có quyền tự đo tiếp cận thông tin và tái tổng hợp ý tưởng mà không cần một nhà thiết kế đại tài nào đó. 
Khi công nghệ phát triển, chúng ta dễ dàng tìm ra được những giải pháp mà trước nay không có được. Nhưng công nghệ không phải là mục đích cuối cùng. Vì các nhà quan sát thường xuyên rơi vào tình trạng tập trung quá nhiều vào mỗi công nghệ mà quyên đi các cấu trúc của pháp luật, của quyền sở hữu và của quyền lực quyết định cách để áp dụng công nghệ. Phương tiện không phải là thông điệp, và kiến trúc Internet mở tự nó sẽ không đảm bảo cho chúng ta có thêm quyền tự chủ hay một thế giới mở hơn.
Radio là một câu truyện cẩn trọng khác về điều này. Bình luận trên radio vào những năm 1920 cũng tựa như thảo luật trên Internet ngày nay. Công nghệ cách mạng hoá cách mà con người giao tiếp, vì lúc ấy radio cũng được xem là mang lại quyền tự do mới, tốt hơn, bằng cách tạo ra được một thế giới ngang hàng, nơi mà mọi người đều có thể phát ngôn, phát sóng. Tuy radio đã chứng tỏ được ưu điểm công nghệ của nó nhưng đó không phải là công cụ xã hội. Thay vì là phương tiện truyền thông của mọi người, người dân tiếp nhận radio chỉ là phương tiện phát thanh của chính phủ và của đơn vị có giấy phép, phần lớn bởi vì luật lệ và chính sách liên quan đến công nghệ này.
Với Internet, ban đầu chúng ta dễ dàng nhận thấy thông tin trên Internet vô cùng lớn, khiến chúng ta dễ dàng cho rằng mình đang sống trong thế giới công bằng, bình đẳng về thông tin, ở một thế giới "phẳng". Nhưng giá trị thực sự lại nằm ở điểm khác, đó là khả năng đào bới, tổng hợp và phân tích những tập big data, nhằm tạo ra những dự đoán về hành vi và mong muốn của người dùng, của khách hàng. Dữ liệu cũ tạo ra nhiều dữ liệu mới hơn, khoá chặt bên trong bức tường của mỗi doanh nghiệp, cũng là nơi chứa các thuật toán có bản quyền để có thể kiếm được lợi nhuận.
Nhưng trong một thế giới khác, mở hơn, chúng ta chi trả thế nào để tạo ra được thông tin? Rốt cuộc, chúng ta đều cần đến tiền và nguồn tài nguyên thực sự để tạo ra phần mềm mới, phim mới hay thuốc men.
Nhưng khác với trước, thay vì độc quyền về bằng sáng chế, hiện nay các nhà phát minh đang chuyển sang một loại quyền sở hữu tựa như "quyền được trả công". Có thể họ sẽ nhận được tiền từ các quỹ công của chính phủ hay của tổ chức nào đó tuỳ vào giá trị đóng góp của họ, ví dụ dựa trên thuốc cải thiện được sức khoẻ của bệnh nhân đến đâu, hay bài hát được phát bao nhiêu lần. 
Trở lại với Tyndale, ông đã mở ra cánh của cho ngành in và đưa ngành in ấn vào chuẩn mở. Đến nay, điều ngược lại đang diễn ra, khi những đế chế độc quyền đang tài trợ mạnh tay cho cải tiến và sáng tạo công nghệ. Điều quan trọng đáng bàn là công nghệ số cần được kết hợp với những hành động cụ thể để đảm bảo tính mở luôn có trên mọi lĩnh vực, từ bản đồ số cho đến thuốc men, từ phần mềm cho đến trường học, nhưng không phải dựa vào một vị "tử đạo" nào đó như Tyndale mà từ các viện nghiên cứu, quỹ đầu tư...
PCWorld

cải tiến công nghệ, chuẩn mở, công nghệ, đời sống, Gutenberg, Internet


      © 2021 FAP
        2,539,185       706