Công nghệ - Sản phẩm

Gây tội ác trong thực tế ảo có xem là phạm pháp?

(PCWorldVN) Nhiều nhà tâm lý và xã hội học đang lo lắng liệu thực tế ảo có hại gì đối với hành xử chung của cộng đồng và e ngại những hành vi bạo lực đến từ trải nghiệm này.

Tác giả của những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng rất hứng thú với thực tế ảo trong nhiều năm qua. Đến nay, thực tế ảo đã xuất hiện và có lẽ người dùng đã có được cảm giác phạm tội ác mà không hại đến một ai của thế giới thực. Facebook đầu tư rất mạnh vào Oculus Rift, Google mới mua lại công ty khởi nghiệp theo dõi ánh nhìn của mắt Eyefluence để tăng khả năng tương tác trong thế giới ảo. Hai đạo diễn Alejandro G Inárritu và nhà làm phim Emmanuel Lubezki nổi tiếng với bộ phim Birdman (2014) và The Revenant (2015) cho biết dự án tiếp theo của họ sẽ là phim ngắn về thực tế ảo.

Nhiều chuyên gia lo ngại về tác động tiêu cực của thực tế ảo lên đời sống.

Nhưng hình thức giải trí mới này lại tỏ ra rất nguy hiểm. Tác động của bạo lực trong thực tế ảo sẽ mạnh hơn rất nhiều so với game máy tính, game console như hiện nay. Do vậy, chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu liên quan đến nội dung của thế giới ảo tác động đến tâm lý con người trước khi thực tế ảo trở thành một công cụ hay một phương tiện cho giải trí, cho công việc và trước khi thực tế ảo "ngấm" vào đời sống. Và theo Angela Buckingham, nhà nghiên cứu xã hội sống tại Đức, viết trên tờ Aeon cho rằng gây tội ác trong thực tế ảo nên là hành vi phạm pháp.

Không như những nội dung như phim ảnh vì bạn dễ dàng nhìn thấy nhiều cảnh tội ác, còn các nhà làm phim đơn giản chỉ muốn tối đa hoá tác động của nội dung phim đến người xem. Thực tế ảo lại khác, càng khiến cho nội dung phim ảnh trở nên rất thực đối với người xem. Nếu áp dụng thực tế ảo trong phim ảnh và trong game và đưa vào những nội dung bạo lực, thì đây là vấn đề không hề nhỏ và cần suy xét, cần có những nghiên cứu sâu rộng. Những cảnh bạo lực hiện rất phổ biến trên phim ảnh, còn game thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất cũng là một trong những dòng game phổ biến nhất trong ngành công nghiệp game.

Nhưng có nhiều số liệu chưa mấy rõ ràng. Một nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tội phạm ở Mỹ giảm đi ngay cả khi phim Hollywood càng ngày càng nhiều cảnh bạo lực và game mang nội dung bạo lực phổ biến hơn. Trái lại, sinh viên chơi game bạo lực chỉ 20 phút/ngày, ba ngày liên tiếp thường hung hăng và ít cảm thông hơn những sinh viên thông thường (nghiên cứu của nhà tâm lý học Brad Bushman tại đại học Ohio). Những kẻ giết người hàng loạt như Aaron ALexis, Adam Lanza và Anders Breivik đều là những kẻ nghiện game.

Những vấn đề mà các thể loại giải trí mang lại không phải là điều gì quá mới mẻ, mà những bàn cãi xoay quanh tác động của giải trí đã có từ thời Plato. Nhà triết học Jean-Jackques Rousseau từng quan ngại về nội dung của những vở kịch nội dung không lành mạnh và ông đã ủng hộ cho những lễ hội mang tính cộng đồng. Nhưng đến nay, đây là lần đầu tiên mà công nghệ hứa hẹn sẽ xoá nhoà ranh giới giữa thế giới ảo mà chúng ta tạo ra bằng nội dung của mình và thế giới thực mà ta tiếp nhận. Và những hậu quả nó gây ra khó mà lường trước được.

Con người là thực thể ảnh hưởng bởi môi trường, có nghĩa là những gì chúng ta nghĩ, cảm nhận, tiếp đón và cư xử đều bị ảnh hưởng bởi những thứ chúng ta cảm nhận xung quanh và từ bên trong chúng ta. Bằng cách biến đổi khả năng tiếp nhận của cơ thể, là điều mà thực tế ảo có thể làm được, công nghệ có thể tăng khả năng định danh của chúng ta với nhân vật mà chúng ta nhập vai. Như có một minh hoạ rất cụ thể về ảo giác cánh tay cao su, cho thấy nếu ở đúng điều kiện, đúng hoàn cảnh, con người có thể cảnh giác cánh tay cao su ấy như một cánh tay thật. Gần đây hơn, một nghiên cứu năm 2012 phát hiện rằng con người nhận được cánh tay ảo cho dù cánh tay đó duỗi ra dài gấp ba lần so với một cánh tay thực sự.

Một môi trường thực tế ảo rộng lớn sẽ là ứng dụng vô cùng hấp dẫn mọi người. Vì lúc đó, mọi người sẽ có những trải nghiệm rất mới, thú vị và hồi hộp. Nhưng nếu nhập vai một kẻ phạm tội trong môi trường đó, chúng ta lại càng "ác độc" hơn vì mặc định đầu óc con người nghĩ rằng đó chỉ là môi trường ảo, chẳng ảnh hưởng gì đến bên ngoài, như trong phim ảnh mà thôi. Nhưng rõ ràng từ đó, chúng ta lại bị ám ảnh bởi chính hình ảnh đó và mang nó vào đời sống thực. Trước tiên, các nhà tâm lý học cần có những nghiên cứu cụ thể về tác động ấy, thậm chí họ có thể lập ra một chuẩn cư xử chung trong môi trường thực tế ảo cho bất kỳ ai bước vào môi trường đó.

Thực tế ảo hứa hẹn sẽ mở ra nhiều hình thức và nội dung mà chúng ta có thể sinh sống và điều mà chúng ta làm với những cơ thể đại diện ấy. Nhưng điều mà ta cảm thấy thực ngoài đời mới định hình trí óc của ta. Cho đến khi ta nắm được những hiệu ứng mà bạo lực trong thực tế ảo tác động như thế nào thì trước đó, có thể thực tế ảo sẽ thay đổi chúng ta, vì vậy giết người và các hành vi bạo lực trong thực tế ảo trước mắt là nên bị cấm.

PCWorld

công nghệ, đời sống, thực tế ảo, tội phạm, VR


      © 2021 FAP
        2,539,611       912