Công nghệ - Sản phẩm

Xiaomi làm được gì tại Mỹ?

(PCWorldVN) Nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc đang muốn rời khỏi thị trường "ruột" của mình.

Xiaomi đang trở thành một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới mặc cho họ chưa có tung ra sản phẩm nào tại Mỹ. Và trong khi Xiaomi chưa lên kế hoạch công bố sản phẩm thì họ đã có tổ chức một cuộc họp báo đầu tiên tại đây, ở San Francisco vào hôm 12/2 vừa qua. Tại cuộc họp báo, Xiaomi cho biết trong vài tháng tới, họ sẽ bắt đầu thâm nhập thị trường Mỹ theo cách chậm, nhỏ, từng bước một, mà cụ thể là trước tiên với sản phẩm tai nghe và thiết bị đeo.

Xiaomi dự kiến vài tháng tới sẽ chính thức công bố sản phẩm đầu tiên tại Mỹ, nhưng không cho biết thời điểm chính xác.

Theo báo giới tại Mỹ, sự kiện dành cho báo chí đó chỉ là đánh động sự nhận thức của người Mỹ về thương hiệu này. Xiaomi đã đạt doanh thu đến 12 tỉ USD trong năm 2014, tăng gấp đôi so với năm trước đó.

Và thậm chí mặc dù người Mỹ có thể sẽ không đón chào chiếc Mi Note (sản phẩm mới nhất của Xiaomi) một cách nồng hậu nhất nhưng họ vẫn hy vọng các sản phẩm khác ít nhiều cũng lọt vào "mắt xanh" của người dân Mỹ. Theo Hugo Barra, phó chủ tịch Xiaomi, người Mỹ có lẽ là người tiêu dùng "đòi hỏi" nhiều nhất, với chuẩn  chất lượng sản phẩm cao nhất và rất sẵn lòng cho ý kiến.

Xiaomi công bố trang Mi.com tại Mỹ là một phần trong tham vọng nhảy vào thị trường này, mặc dù chưa ai biết rõ thời điểm nào Xiaomi chính thức công bố sản phẩm mới tại đây.

Barra cũng nhanh chóng gạt bỏ những quan ngại liên quan đến các đơn kiện tụng sở hữu trí tuệ khiến Xiaomi không thể hiện diện tại Mỹ, mặc dù có những so sánh giữa sản phẩm Xiaomi với thiết kế của Apple. Ông cho rằng sở hữu trí tuệ là một trong khoảng 20-30 công việc mà Xiaomi quan tâm, trong đó có vấn đề địa phương hóa phần mềm, địa phương hóa phần cứng, thử nghiệm và chứng thực, đóng gói, dịch vụ khách hàng, dịch vụ sau bán hàng... Tất cả những công việc ấy đều vô cùng phức tạp. Ông cho rằng tại Mỹ phải cần đến hàng trăm người mới có thể đảm bảo được công việc trôi chảy.

Mặc dù vậy, sản phẩm của Xiaomi không phải hoàn toàn xa lạ với người Mỹ. Barra gạt bỏ tư tưởng rằng Xiaomi đã lấy mã nguồn của Android và không hợp tác chặt chẽ với Google về thiết bị của họ. Ông khẳng định Xiaomi là đối tác Android của Google như mọi OEM khác. Xiaomi phân phối dịch vụ Google trong mọi thị trường ngoài Trung Quốc (ứng dụng và dịch vụ Google vẫn còn bị chặn nhiều nơi tại Trung Quốc).

Thay vì thay thế Android, hệ điều hành MIUI của Xiaomi được họ tinh chỉnh lại để phù hợp với người dùng đông đảo tại Trung Quốc. Ví dụ như Barra ghi nhận có nhiều cuộc gọi spam, đổ chuông một lần rồi cúp máy. Vì vậy, điện thoại Xiaomi sẽ tắt tiếng chuông reo đầu tiên đối với những số điện thoại lạ. Những tính năng khác do những người dùng Xiaomi đề xuất, sẽ được hãng này xem xét và bổ sung. Vì cứ mỗi một tuần công ty đều đưa ra bản cập nhật mới lên luôn luôn có vài tính năng mới xuất hiện. Khả năng cập nhật này có thể không luôn luôn là yếu tố mang lại đột phá nhưng Xiaomi lại có được một mối quan hệ mật thiết với khách hàng của mình.

Đó cũng là tinh thần mà Xiaomi muốn áp dụng cho các thị trường ngoài Trung Quốc, và cũng là một trong những cách Xiaomi muốn tạo sự khác biệt so với các hãng cạnh tranh khác. Tại buổi họp báo ở Mỹ, ông Barra không chỉ nói về tính năng điện thoại, ông còn nói về mọi thứ, từ tiếp thị cho đến sản xuất và kênh phân phối, nhưng không đề cập nhiều đến dịch vụ khách hàng và cách thức tiếp cận người dùng tiềm năng.

Chúng ta chưa thể khẳng định Xiaomi có thành công tại Mỹ hay không tại thời điểm này nhưng có một thực tế là Xiaomi đang tăng trưởng rất nhanh trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, có nghĩa là Apple và Samsung nên chuẩn bị cho một trận chiến mới ở những thị trường họ đang thống trị.

PCWorld

android, câu chuyện kinh doanh, Google, MWC 2015, Smartphone, Trung Quốc, Xiaomi


      © 2021 FAP
        3,389,004       153