Công nghệ - Sản phẩm

Những nhân vật công nghệ 'ra đi' trong năm 2014

(PCWorldVN) Đó là những người có tầm ảnh hưởng lớn đến cả ngành công nghiệp máy tính trong suốt hàng chục năm vừa qua.

Vài người trở thành ngôi sao, nhân vật nổi tiếng. Vài người rất bình dị. Họ là những nhà tiên phong, nhà phát minh, nhà khoa học, tác giả, học giả và doanh nhân. Có thể bạn không biết tên họ, nhưng bạn biết sản phẩm họ làm ra, tên công ty họ và những di sản mà họ để lại.

Hans Meuer (tháng 6/1936 - tháng 1/2014)
Nhà khoa học điện toán hiệu năng cao

Hans Meuer.

Máy tính tốt hơn khi được kết mạng. Các nhà khoa học cũng vậy. Hans Meuer là một trong những người đem các nhà khoa học lại với nhau.

Năm 1986, Meuer - giáo sư ngành khoa học máy tính ở đại học Mannheim (Đức) và là nhà tiên phong trong điện toán hiệu năng cao HPC - tổ chức một hội nghị thường niên mang tên Supercomputing Europe. Sau này, sự kiện này mở rộng ra toàn cầu với tên gọi mới là International Supercomputing Conference, quy tụ những nhà tư tưởng và nhà phát triển lỗi lạc trong ngành lại với nhau.

Meuer khuyến khích đồng nghiệp không chỉ cộng tác, mà còn cạnh tranh nhau. Năm 1993, ông bắt đầu xếp hạng 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Danh sách Top 500 mỗi năm cập nhật 2 lần và được nhiều công ty và quốc gia kiểm tra quá trình phát triển công nghệ của họ.

Meuer đã kết nối con người và công nghệ lại với nhau. Danh sách Top 500 và hội nghị thường niên về siêu máy tính đến nay vẫn diễn ra.

Ông thọ 77 tuổi.

Thelma Estrin (tháng 2/1924 - tháng 2/1014)
Nhà tiên phong

Thelma Estrin.

Thelma Estrin không ngồi yên một chỗ và để cho chồng là ông Gerald (1921-2012) làm mọi thứ khi ông này gia nhập quân đội trong thế chiến thứ 2, còn mình đi học kỹ sư, rồi có được bằng thạc sỹ ngành cơ điện năm 1951.

Thelma và Gerald cùng nhau là người tiên phong, tạo ra chiếc máy tính đầu tiên tại Trung Đông hồi năm 1954. Sau này, bà lấn sang lĩnh vực chế tạo thuốc y sinh: gia nhập viện nghiên cứu UCLA Brain Research và sau nữa là viện Weizmann tại Israel, nghiên cứu về các mẫu điện não đồ (EEG) ở bệnh nhân mắc chứng động kinh.

Estrin xuất bản vài nghiên cứu chứng tỏ trong ngành khoa học máy tính, không có phân biệt giới tính. Những gì bà với chồng bà làm được như là lời khẳng định về sức mạnh cộng tác.

Bà thọ 89 tuổi.

James Nolan "Jim" Weirich (tháng 11/1956 - tháng 2/2014)
Viên ngọc trong cát

James Nolan "Jim" Weirich.

Jim Weirich, trưởng nhóm phát triển phần mềm tại công ty Neo Innovation, nổi tiếng là nhà phát triển ngôn ngữ Ruby. Ứng dụng phổ biến nhất của ông là "rake", giúp mang lệnh "make" của Unix lên Ruby. Một nhà phát triển cho rằng "rake rất ổn định, đơn giản và là một trong những công cụ hữu ích nhất từ trước đến nay, có thể ví như là cây búa của người thợ mộc".

Rake hiện có sẵn trong Mac OS X.

Weirich là một quý ông hoạt bát, hài hước và đa tài. Ngoài việc dạy và thuyết trình tại hội nghị, ông còn sáng tác một bài hát cho riêng mình mang tên "Has anybody seen my code?" trên cây đàn Hawaii truyền thống có 4 dây.

Có một quỹ học bổng mang tên ông nhằm hỗ trợ cho sinh viên ngành khoa học máy tính.

Ông thọ 57 tuổi.

Aaron Allston (tháng 12/1960 - tháng 2/2014)
Phe Ánh sáng mạnh hơn nhờ có ông

Aaron Allston.

Disney có thể quyết định bộ sách Star Wars và game Star Wars không cùng tác giả, nhưng họ không thể phủ nhận một người đã dựng nên hình tượng vũ trụ ấy. Aaron Allston và bộ tiểu thuyết của ông là nguồn cảm hứng cho series Legacy of the ForceFate of the Jedi ra đời. Ông cũng viết một tiểu thuyết 2 tập, sau này được dựng thành phim Terminator 3.

Tác phẩm của Allston cũng lấn sang cả game. Ông viết vài cuốn sách cho game nhập vai và giúp phát triển thế giới thần tiên Mystara, là nền tảng cho những game phiêu lưu thời kỳ đầu như Dungeons & Dragons do TSR phát hành.

Allston thọ 53 tuổi.

Jack Kinzler (tháng 1/1920 - tháng 3/2014)
Mr. Fix It

Jack Kinzler.

Khi máy tính trong nhà bị hư, bạn sẽ nhờ thợ sửa máy tính. Còn khi hệ thống Skylab của NASA hư thì họ gọi ai? Mr. Fix It là biệt danh của Jack Kinzler khi ông làm việc tại trạm không gian Lyndon B. Johnson, là nơi ông thành lập và làm trưởng nhóm trong giai đoạn 1961-1977.

Khi Skylab được công bố rộng rãi vào tháng 5/1973, nó bị mất tấm chắn nhiệt, nên không ai vào làm việc được. Kinzler đã tạo một tấm chắn thay thế khác và có thể lắp đặt mà không xảy ra rủi ro nào, sau đó ông nhận được huân chương Distinguished Service Medal của NASA. Nhiều đóng góp khác của ông, trong đó có thiết kế cột cờ, thẻ và đầu gậy golf sử dụng trong các nhiệm vụ đáp xuống mặt trăng của Apollo.

Kinzler chưa bao giờ tốt nghiệp đại học nhưng "dấu chân" ông để lại trên mặt đất rất nhiều.

Ông thọ 94 tuổi.

Patrick Joseph McGovern (tháng 8/1937 - tháng 3/2014)
Người của công chúng

Patrick Joseph McGovern.

Năm 1964, 5 năm sau khi tốt nghiệp MIT, Patrick McGovern đồng sáng lập công ty nghiên cứu thị trường International Data Corp. (IDC). Những báo cáo của IDC cho thấy những mảng còn thiếu về tin tức và sự kiện trong ngành công nghiệp máy tính dành cho các chuyên gia công nghệ. Vì vậy, năm 1967, một thập kỷ trước khi máy tính cá nhân xuất hiện trên thị trường, McGovern khai sinh Computerworld, là tờ tạp chí đầu tiên trong hàng trăm ấn phẩm do IDG xuất bản.

Mặc dù tạo dựng được cả một đế chế nhưng McGovern không bao giờ tự cao tự đại trước đồng nghiệp của ông. Cứ mỗi dịp nghỉ lễ, ông đều đi đến từng tờ ấn phẩm và ông trao thưởng cho các nhân viên xuất sắc.

Ông cũng rất quảng đại trong thời của mình, biến những thành quả trong công việc thành việc thiện. Ông hỗ trợ thành lập viện nghiên cứu bão bộ tại MIT để ngăn ngừa các bệnh về thần kinh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ông thọ 76 tuổi.

Georgy Adelson-Velsky (tháng 1/1922 - tháng 4/2014)
Chúng ta sẽ chơi game chứ?

Georgy Adelson-Velsky.

Khi robot xuất hiện đầy trên mặt đất thì lúc đó chúng ta nên cảm ơn Georgy Adelson-Velsky vì ông đã mở lối cho chúng. Nhà khoa học và toán học người Nga này thuộc đội ngũ phát triển chương trình chơi cờ lần đầu tiên đánh bại chương trình Kotok-McCarthy.

Chương trình của Adelson-Velsky về sau được phát triển thành Kaissa, và đến năm 1974, chương trình này lần đầu tiên đăng quang tại giải cờ vua dành cho máy tính với nhau. Kaissa tiếp tục được phát triển cho đến cuối năm 1990, đến thời điểm đó nó đứng thứ 4 trong cuộc thi Computer Olympiad hàng năm.

Năm 1992, Adelson-Velsky rời Nga, đến Israel và sống tại đó đến hết đời. Ông mất ở tuổi 92.

Bernard J. Lechner (tháng 1/1932 - tháng 4/2014)
Nhà sáng tạo độ nét cao

Bernard J. Lechner.

Để tiễn đưa những chiếc TV CRT cũ kỹ, lỗi thời, có thể bạn cần nhớ đến Bernard J. Lechner.

Là cựu nhân viên của Army Signal Corps, Bernard Lechner làm việc suốt 30 năm trời cho RCA, nghỉ hưu khi ở chức phó chủ tịch Advanced Video Systems.  Trong quá trình làm veiejc, ông giúp phát triển nên các chuẩn cho màn hình phẳng và màn hình độ nét cao, trong đó có quy định khoảng không gian tốt nhất giữa HDTV và người xem, được biết với tên gọi là khoảng cách Lechner. Ông cũng đóng góp vào việc phát triển các công nghệ camera và truyền hình như dịch vụ cáp 2 chiều.

Năm 2000, Lechner đưa ra giải thưởng danh dự của hội đồng Advanced Television Systems, sau này đổi tên thành giải thưởng Bernard J. Lechner.

Ông thọ 82 tuổi.

George H. Heilmeier (tháng 5/1936 - tháng 4/2014)
Cách xem mới

George H. Heilmeier.

Vào những năm 1960, George H. Heilmeier và đội ngũ của ông tại RCA phát triển công nghệ để hiển thị hình ảnh sử dụng tinh thể lỏng. Kết quả của công nghệ này là LCD được dùng nhiều trong TV, đồng hồ, máy tính cầm tay, màn hình máy tính, điện thoại thông minh và nhiều thiết bị khác. Công trình năm 1968 của Heilmeier với LCD đã được IEEE công bố như là thành tựu quan trọng trong lịch sử cơ điện và điện toán.

Heilmeier rời RCA và chuyển sang làm giám đốc cho DARPA từ năm 1975 đến 1977, sau đó ông làm việc tại Texas Instruments với chức danh phó chủ tịch và sau đó là CTO. Ông nhận được huân chương khoa học quốc gia Mỹ năm 1991 và được vinh danh trong danh sách những nhà phát minh Hall of Fame năm 2009.

Ông thọ 77 tuổi.

Gerald Guralnik (tháng 9/1936 - tháng 4/2014)
Phân tử của Chúa

Gerald Guralnik.

Trong một vũ trụ song song, phân tử boson Higgs trong cơ học lượng tử còn được gọi là boson Guralnik.

Được lý thuyết hóa lần đầu năm 1964 và có tiềm năng được phát hiện 2012, phân tử này đôi khi còn được cho như là cơ chế Englert–Brout–Higgs–Guralnik–Hagen–Kibble, sau khi các tác giả trên đưa ra lý thuyết gốc về nó. Gerald Guralnik là một trong 6 nhà vật lý học đề xuất tại sao có vài phân tử có khối lượng, còn các phân tử khác lại không có.

Khám phá về boson Higgs có thể là tiền đề quan trọng đối với những lý thuyết như là thuyết siêu đối xứng và thuyết tận cùng vũ trụ. Không có Guralnik, có lẽ chúng ta không bao giờ hy vọng biết được câu trả lời cho những lý thuyết ấy.

Ông mất ở tuổi 77.

Bruce Woodgate (năm 1939 - tháng 4/2014)
Con mắt trên trời

Bruce Woodgate.

Làm ở Goddard Space Flight Center của NASA ròng rã 40 năm trời, Bruce Woodgate là nhà nghiêu cứu quan trọng trong công việc vẽ lại "bản đồ vũ trụ" tại Space Telescope Imaging Spectrograph (STIS), là nơi chiếc kính viễn vọng Hubble Telescope 7 năm sau STIS được thành lập (1990). Dự kiến vận hành trong vòng 5 năm, từ 1997 đến 2004 và từ 2009 đến nay, STIS cho ta thấy được cận cảnh sao Thổ và nhiều hành tinh khác.

Nếu chúng ta có thể nhìn vũ trụ xa hơn, là bởi vì chúng ta đang đứng trên vai của những người vĩ đại và chúng ta đang dùng kính viễn vọng của họ chế tạo ra.

Woodgate thọ 74 tuổi.

Clarence Ellis (tháng 5/1943 - tháng 5/2014)
Tấm gương thông minh

Clarence Ellis.

Ai đi trước đều có một trách nhiệm đối với người theo sau. Tiến sĩ Clarence rất rõ ràng trong việc đó.

Khi còn làm bảo vệ thời còn trẻ ở Chicago, Ellis đọc nhiều sách về máy tính mà không chưa được phép sử dụng. Nhờ nắm vững lý thuyết mà ông đem kiến thức ấy áp dụng tốt cho thực tế, từ đó ông quay sang làm việc trong ngành khoa học máy tính.

Sau khi có được tấm bằng về toán và vật lý tại Đại học Beloit, ông bỏ dỡ đại học MIT và theo đuổi chủ nghĩa bảo vệ nhân quyền, là khi ông gặp được Dr. Martin Luther King Jr. và thấm đẫm bài diễn thuyết "I Have A Dream" nổi tiếng.

Thậm chí, Ellis là người Mỹ gốc Phi đầu tiên có được tấm bằng Thạc sỹ ngành khoa học máy tính vào năm 1969. Sau này, ông quay lại MIT để làm việc cho ARPANET, sau đó ông sang Xerox PARC và đại học Stanford, sau cùng là MCC để phát triển giao diện đồ họa, lập trình hướng đối tượng, groupware, phần mềm cộng tác và hệ thống quản lý quy trình làm việc.

Cuối cùng, ông cũng có được chức vị giáo sư tại đại học Colorado, là nơi ông phát triển chương trình về đa văn hóa cho đào tạo hè SMART (Summer Multicultural Access to Research Training) đối với các học bổng về khoa học máy tính.

Ông thọ 71 tuổi.

Roger Easton (tháng 4/1921 - tháng 5/2014)
Chuyên gia định vị

Roger Easton.

Bạn có biết mình đang ở đâu và làm thế nào đến được chỗ nào đó? Chính là nhờ Roger Easton chỉ đường cho bạn.

Sự nghiệm 37 năm làm việc tại phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ, Easton đã phát triển được nhiều hệ thống và bằng sáng chế cho vệ tinh. Khi Sputnik và Vanguard cạnh tranh trên không gian thì Easton thiết kế ra hệ thống theo dõi Minitrack để giám sát các vệ tinh nhân tạo mới. Sau này, hệ thống này được chỉnh sửa lại để phù hợp với hệ thống định vị toàn cầu GPS. Easton cùng với Bradford Parkinson và Ivan A. Getting đồng tác giả cho phát minh trên.

Sau này, Easton về hưu, sống tại New Hampshire, đến năm 1986, ông này ra tranh cử làm thống đốc. Trong số các giải thưởng mà Easton nhận được có giải Distinguished Civilian Service 1960 và giải National Medal of Technology năm 2006. Ông cũng có tên trong danh sách National Inventors Hall of Fame của Mỹ năm 2010.

Ông thọ 93 tuổi.

Stephanie Kwolek (tháng 7/1923 - tháng 6/2014)
Cứng hơn tốc độ viên đạn

Stephanie Kwolek.

Stephanie Kwolek làm cho DuPont hồi năm 1946, bỏ dỡ ước mơ theo ngành y. Năm 1965, trong khi đang nghiên cứu một chất liệu bền hơn, nhẹ hơn dùng để sản xuất vỏ xe, bà chợt bất ngờ với polymer và đến năm 1971, Dupont thương mại hóa chất liệu này với tên gọi Kevlar. Chất liệu ấy cứng hơn thép 5 lần và có thể ứng dụng cho vô số thứ trong đời sống, như làm áo chống đạn, cáp cho đến các linh kiện cho ngành hàng không và không gian.

Kwolek là phụ nữ duy nhất nhận được huân chương DuPont's Lavoisier và cũng là người được đưa vào danh sách Plastics Hall of Fame.

Bà thọ 90 tuổi.

Heinz Zemanek (tháng 1/1920 - tháng 7/2014)
Một kỹ sư thuần về máy tính

Heinz Zemanek.

Sau thế chiến thứ 2, Heinz Zemanek vào làm tại đại học Vienna. Thấy những bước tiến mạnh mẽ của các trường quốc tế như MIT vừa đạt được các tiến bộ trong ngành công nghệ điện toán, Zemanek tuyển vài sinh viên và bắt đầu "công cuộc cạnh tranh".

Kết quả là chiếc máy tính Mailüfterl ra đời, là chiếc máy tính dựa trên transistor đầu tiên của châu Âu. Nó làm phép tính đầu tiên vào ngày 27/5/1958, mất 66 phút để tính ra số nguyên tố lớn hơn 5 tỷ.

Zemanek sau này gia nhập IBM, là nơi ông phát triển ra ngôn ngữ lập trình PL/I mà ngày nay vẫn còn được dùng. Ông cũng giữ chức chủ tịch Hiệp hội xử lý thông tin quốc tế (International Federation for Information Processing) từ năm 1971 đến 1974. Nhưng cho dù làm gì đi nữa, ông vẫn không bao giờ đánh mất niềm đam mê của mình là một kỹ sư thích mày mò.

Ông thọ 94 tuổi.

Seth J. Teller (tháng 5/1964 - tháng 7/2014)
Tạo robot hữu ích hơn

Seth J. Teller.

Seth Teller thích giúp đỡ người khác, nhưng anh chưa bao giờ giúp bằng cách mang vác hàng hóa dùm hàng xóm hay dẫn người già băng qua đường. Anh giúp bằng cách tạo ra robot.

Teller học MIT hồi năm 1994 và anh là người tiên phong trong lĩnh vực robot trợ giúp người. Anh dành trọn thời gian cho việc phát triển robot, trong đó anh có những dự án ấn tượng như robot nhận diện và điều khiển bằng giọng nói, thiết bị đeo cho người khiếm thị, cho họ thông tin về môi trường xung quanh, xe tự lái và xe nâng không người lái.

Teller cũng làm trưởng nhóm của MIT tham dự cuộc thi DARPA Robotics Challange, là cuộc tranh tài về khả năng của robot trong việc xử lý tình huống xảy ra thảm họa.

Teller còn được biết đến như là nhà cố vấn và thầy giáo, tạo cảm hứng cho nhiều sinh viên tiếp tục nghiên cứu các công nghệ trợ giúp con người. Anh sống được 50 tuổi.

Andrew Kay (tháng 1/1919 - tháng 8/2014)
Nhà hoạch định nghiêm khắc

Andrew Kay.

Tốt nghiệp MIT, Andrew Kay (tên khai sinh là Andrew Kopischiansky) làm việc tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion (JPL) của NASA trước khi ông phát minh chiếc máy đo volt kế bằng điện tử đầu tiên, và thành lập một công ty để phát triển nó. Từ công ty này, Kaypro Corp. ra đời, là nhà sản xuất chiếc máy tính Kaypro II (sau đó được đặt tên lại thành Apple II).

Chiếc máy tính di động nặng hơn 13kg này sánh ngang với dòng máy Osborne cạnh tranh, và Kaypro cuối cùng chiến thắng Osborne vào năm 1983 vì năm ấy Osborne phá sản. Andrew Kay được liệt kê trong danh sách Computer Museum of America Hall of Fame năm 1998 cùng thời điểm với Bill Gates.

Cùng thời với MS-DOS thịnh hành thì Kaypro II bắt đầu nổi lên. Mặc dù Kaypro Corp. nộp đơn phá sản vào năm 1990 nhưng công ty điện kế của Kay là Non-Linear Systems vẫn tiếp tục hoạt động đến nay.

Ông thọ 95 tuổi.

John Fellows Akers (tháng 12/1934 - tháng 8/2014)
Câu chuyện thành công

John Fellows Akers.

Nếu dám nghĩ dám làm và luôn bền chí, một nhân viên bán hàng có thể trở thành tổng giám đốc là chuyện thường. Đó cũng là nơi mà John Akers khởi đầu, sau khi tốt nghiệp đại học Yale và làm phi công cho Hải quân Mỹ. Sau khi làm đại diện bán hàng cho IBM ở Vermont , ông bắt đầu thăng tiến trong sự nghiệp, cuối cùng, ông đạt đến chức vụ CEO và chủ tịch của IBM.

Không may là câu chuyện thành công của Akers không giống như câu chuyện của IBM. Trong suốt thời ông lãnh đạo IBM, công ty này đóng cửa một số nhà máy, sa thải nhân viên và thất thu nhiều tỷ USD. Ông bị trục xuất khỏi IBM hồi năm 1993. Năm 2009, CNBC ghi tên ông là một trong những CEO tệ nhất mọi thời đại.

Dù vậy, đồng nghiệp vẫn nhớ đến ông như là một doanh nhân luôn đem lại lợi ích cho người khác.

Ông thọ 79 tuổi.

Hal Finney (tháng 5/1956 - 8/2014)
Nhà mã hóa

Hal Finney.

Có lẽ chúng ta không bao giờ biết Satoshi Nakamoto, nhà phát minh ra Bitcoin, là ai; nhưng người đầu tiên sử dụng phát minh này chính là Hal Finney.

Sau thời gian đầu làm game cho Atari, Finney quay sang thích thú lĩnh vực mã hóa. Ông nghiên cứu Pretty Good Privacy (PGP) từ một dự án ấp ủ từ năm 1991, và trở thành một trong những nhân viên đầu tiên của PGP vào năm 1996.

Tại đây, ông phát triển PGP 2.0, là một chương trình mã hóa và xác thực tập tin.

Năm 2009, Finney là nhà ủng hộ tiền ảo Bitcoin đầu tiên, thậm chí có vài người cho rằng ông mới là người phát minh ra Bitcoin.

Thậm chí sau năm 2009, khi ông phát hiện ra mình bị bệnh ung thư não (ALS), ông vẫn tiếp tục làm việc với mã hóa.

Ông mất ở tuổi 58.

Douglas E. Smith (năm 1960 - đến 9/2014)
Chơi với Doug

Douglas E. Smith.

Được xem như một trong những chiếc máy tính đầu tiên, chiếc Apple II thành công với những chương trình như VisiCalc và rất phổ biến trong trường học với Oregon Trail. Nhưng Apple II còn thành công ở mặt game như với tựa Lode Runner dành cho gia đình.

Doug Smith tạo ra game này khi ông còn là sinh viên. Smith bỏ học để hoàn thành 150 tầng trong game. Chương trình đầu tiên tên là Miner, sau này được chỉnh sửa và bổ sung, đổi tên thành Lode Runner và được Broderbund phát hành.

Kết quả thành công mĩ mãn: nhà sáng tạo game xếp gạch Tetris là Alexey Pajinov đánh giá Lode Runner như là một trong những game ưa thích nhất của ông. Từ khi ra đời năm 1983, có đến hơn 30 phiên bản khác nhau dựa trên Lode Runner, trong đó có một game được chuyển đổi cho iOS từ phiên bản Apple II.

Sau này, Smith làm việc choNintendo trong các tựa game như Chrono TriggerSecret of Mana.

Ông thọ 54 tuổi.

Bob Bishop (tháng 9/1943 - tháng 9/2014)
Mr. Logic

Bob Bishop.

Khi Apple công bố chiếc Apple-1 hồi năm 1976, Bob Bishop cũng muốn một chiếc, nên ông đến nhà Steve Jobs để mua. Nhưng đó không phải là lần đầu tiên ông tiếp xúc với máy tính. Trước đó, ông từng làm việc tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, là nơi ông cùng nghiên cứu chương trình Apollo 17.

Từ công việc khám phá không gian, ông quay sang khám phá mạng máy tính, phát triển những game cho Apple II có giao diện đồ họa đầu tiên, mà đáng chú ý nhất là bản demo APPLE-VISION. Nhờ vậy, ông có được một vị trí đồng sáng lập bộ phận R&D của Apple, là nơi ông cùng cộng tác với đồng sáng lập Apple Steve Wozniak.

Sau này, Biship phát triển ngôn ngữ lập trình tên là SIMPLE và chủ trì một chương trình radio mang đậm chất cá nhân tên là Mr. Logic.

Ông thọ 71 tuổi.

Godehard Guenther (tháng 4/1939 - tháng 10/2014)
Không gian và âm thanh

Godehard Guenther.

Sau khi có được bằng thạc sỹ ngành vật lý học thiên thể tại Đức, Godehard Guenther di cư sang Mỹ năm 1969. Ở đó, ông làm việc cho trung tâm không gian Marshall của NASA, phát triển thí điểm Skylab, và sau này được công bố năm 1973. Ông rời NASA để theo đuổi nghiên cứu và phát triển âm học, thành lập 2 công ty: Analog + Digital Systems (a/d/s/) và Soundmasters.

Guenther về sau càng sử dụng các kim loại hiếm để làm loa. Sản phẩm của Soundmasters được sử dụng nhiều trong những công ty sản xuất loa như Jawbone, Roku và Logitech, còn loa FoxL của Soundmasters được vinh danh trong Top 10 thiết bị tốt nhất của tạp chí Time năm 2008, bên cạnh chiếc iPhone.

Sở thích cá nhân của Guenther cũng phong phú, đa dạng như nghề nghiệp của ông: ông chơi piano như tài năng thiên bẩm, là kiến trúc sư amateur và một nhà du lịch thế giới.

Ông thọ 75 tuổi.

Ralph Baer (tháng 3/1922 - tháng 12/2014)
Cha đẻ video game

Ralph Baer.

Năm 1966, trong khi làm việc tại công ty thầu khoán quốc phòng Sanders Associate, Baer phát minh ra Chiếc hộp nâu (Brown Box), kết nối đến một chiếc TV để chơi bóng bàn. Công nghệ ông dùng sau này ứng dụng trong chiếc máy chơi game gia đình đầu tiên là Magnavox Odyssey vào năm 1972. Năm 1978, Baer cũng đồng phát triển Simon, là game so khớp các mẫu màu sắc.

Baer về hưu năm 1987 nhưng vẫn tiếp tục đóng góp cho ngành công nghiệp game. Ông từng chia sẻ câu truyện cuộc đời trong cuốn sách Videogames: In the Beginning. Nhiều người mến mộ và nhà báo chia sẻ các ghi chú và mẫu sản phẩm của ông.

Ông thọ 92 tuổi.
 

PCWorld

câu chuyện kinh doanh, công nghệ, game, iphone, người nổi tiếng, nhân vật, robot, siêu máy tính


      © 2021 FAP
        3,414,706       620