Công nghệ - Sản phẩm

10 giả thuyết về những âm mưu công nghệ nổi tiếng

(PCWorldVN) Tạp chí Infoworld vừa có bài viết điểm qua 10 giả thuyết âm mưu nổi tiếng nhất từng được được lan truyền trong thế giới công nghệ qua mọi thời đại.

Thuyết âm mưu (conspiracy theory) hay thuyết ngờ vực là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Giả thuyết âm mưu là giả thuyết mang tính giải thích, theo đó buộc tội một nhóm người hay một tổ chức gây nên hay đứng đằng sau một sự kiện hoặc một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn kinh tế chính trị xã hội.

Thuyết âm mưu nghe qua rất hấp dẫn, ly kỳ nên được nhiều người tin theo, bàn tán, thêm thắt các chi tiết và thuyết âm mưu xuất hiện khá phổ biến trong lịch sử, trên thị trường kinh doanh và trong chính trị.

Bài viết của Infoworld đề cập 10 giả thuyết âm mưu nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ, một số đã được xác nhận và một số bị vạch trần vì không đúng sự thật.

Sản phẩm luôn lỗi thời

Nếu từng nâng cấp hệ điều hành hay cập nhật các phiên bản iTunes trên máy PC, bạn sẽ thấy giả thuyết "sản phẩm luôn lỗi thời" có phần đúng. Kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên máy tính cá nhân, nhiều người cho rằng đối thủ cạnh tranh âm thầm phá hoại các sản phẩm của họ nhằm khuyến khích người dùng nâng cấp, chuyển sang sản phẩm mới.

Apple là một trong những hãng bị người dùng đặt nhiều nghi ngờ.

Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng Apple làm cho iTunes trên PC khó dùng, không thuận tiện để người dùng cảm thấy bực mình, rồi từ đó người dùng quyết định chuyển từ PC sang máy Mac.

Với iPhone, việc cập nhật các bản vá/nâng cấp iOS làm cho thiết bị hoạt động chậm, do đó người dùng sẽ mua chiếc iPhone mới.

Tài liệu bí mật

Cuối thập niên 1990, Microsoft trở thành "nhà vô địch" trong ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Dĩ nhiên, hãng cũng không tránh khỏi các nghi ngờ về việc duy trì sự thống trị của mình. Một tài liệu bí mật mang tên Halloween Documents đã tạo nên cơn bão trong cộng đồng phần mềm nguồn mở mới nổi vào thời điểm đó.

thuyết âm mưu; Microsoft; tin nóng; tin tức; Microsoft Lumia; Windows Phone 8; Windows 10; Windows; nâng cấp Windows
Microsoft âm thầm có các hoạt động chống phá các phần mềm nguồn mở, trong đó có Linux.

Bản ghi nhớ nội bộ bị rò rỉ vào tháng 10/1998 và tháng 11/1998 từ các điều hành tại Microsoft cho thấy những gì các nhà phát triển đã nghi ngờ: Microsoft rất quan tâm đến sự phát triển của phần mềm nguồn mở và miễn phí, đặc biệt là Linux, và hãng đã tích cực có những biện pháp chống lại các mối đe dọa này.

Trong khi đó, trước công chúng thì Microsoft vẫn tỏ ra "bình chân như vại" với phần mềm nguồn mở.

Thông báo lỗi giả với DR-DOS

Caldera, hãng phát triển hệ điều hành DR-DOS, đã có những cáo buộc Microsoft về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đầu thập niên 1990.

Tuy nhiên, mọi chuyện cũng được đưa ra ánh sáng rằng Microsoft chèn các đoạn mã đã được mã hóa trong phiên bản Windows 3.1 pre-release nhằm tạo ra các thông báo lỗi sai cho các thử nghiệm beta dùng DR-DOS thay vì MS-DOS.

Caldera nói rằng các thông báo lỗi này được thiết kế để “xua đuổi” người dùng DR-DOS.

Font Windings kỳ dị

Năm 1992, xuất hiện câu chuyện chống Do Thái xoay quanh chuỗi ký tự NYC (viết tắt của chữ New York City) khi dùng font Windings. Khi chọn font Windings, và nhập 3 ký tự NYC, trên văn bản sẽ xuất hiện 3 biểu tượng: hộp sọ người, ngôi sao và ngón tay cái.

Sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa tháp đôi World Trade Center (WTC) tại Mỹ vào hôm 11/9/2011, một câu chuyện tương tự cũng được đồn đoán khi bạn dùng font Windings, nhập địa chỉ của WTC hay nhập số hiệu chuyến bay đầu tiên đâm vào tòa tháp đôi. Những thông tin này sau đó bị bác bỏ và xem đây là trò lừa đảo. Nhưng điều này cũng đặt ra nhiều câu hỏi hấp dẫn: Ai có thể nghĩ ra trước những điều này khi tạo ra font Windings?

Unix là virus?

Theo lý thuyết trước đây, khi Bell Labs phát triển Unix vào thập niên 1970, Unix được thiết kế trước tiên và quan trọng bậc nhất như là một phương thức nhằm "hạ gục" các đối thủ của hãng này.

Unix; Linux; mã độc; tin tặc; phần mềm độc hại; siêu gián điệp; malware; bảo mật
Unix từng được cho là một loại virus mà AT&T sử dụng để thâm nhập vào hạ tầng của các đối thủ.

Cụ thể hơn, ý tưởng của AT&T là tạo ra một hệ điều hành có khả năng lưu hành rộng rãi dựa trên 2 tiêu chí là giá thành hợp lý và tương đối an toàn, và vì thế mà hệ điều hành luôn cần sự cập nhật/nâng cấp liên tục từ AT&T. Bằng cách này, AT&T sẽ có thể thâm nhập "từ lối sau" (backdoor) vào hạ tầng công nghệ thông tin của các đối thủ.

Đáng tiếc, đến đầu thập niên 1990, AT&T bán bản quyền Unix cho Novell và những nghi ngờ cho rằng Unix là virus cũng từ đó chìm vào quên lãng.

Cuộc chiến "back-door"

Virus Unix là trường hợp đầu tiên của lý thuyết âm mưu liên quan đến việc dùng lỗ hổng bảo mật dạng backdoor.

Vài câu chuyện về cửa hậu này vẫn còn bí ẩn và đáng ngại.

Năm 1999, các nhà nghiên cứu nhận thấy có một khai báo biến trong Windows NT 4 Service Pack 5 được đặt với tên _NSAKEY.

Giả thuyết đưa ra là Microsoft đã cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) một chìa khóa để mã hóa dữ liệu trên Windows.

Đến năm 2003, một người chưa rõ danh tính đã thử nghiệm nhúng một dạng backdoor vào mã nguồn của nhân (kernel) hệ điều hành Linux.

Và dạo gần đây, khi thông tin về các hoạt động theo dõi người dùng của NSA bị phanh phui, người ta lại cho rằng NSA đã có trong tay một lượng lớn backdoor được cài cắm trên phần mềm, phần cứng, firmware và cả thiết bị ngoại vi.

Sự cố Y2K

Thảm họa Y2K đã không xảy ra như các cảnh báo hồi cuối thập niên 1990. Các cảnh báo cho thấy hệ thống máy tính sử dụng 2 chữ số trong lập trình vùng dữ liệu ngày tháng sẽ gặp lỗi nghiêm trọng khi chúng nhảy qua năm 2000.

Thuyết âm mưu cho rằng việc tung ra các cảnh báo Y2K chỉ nhằm giúp tăng chi tiêu của chính phủ Mỹ và tạo cơ hội cho các hãng máy tính cũng như hãng tư vấn công nghệ thông tin "hốt bạc".

Tiền lương cố định ở Silicon Valley

Âm mưu trong giới công nghệ không dừng lại ở phần cứng và phần mềm, mà còn xuất hiện ở cả bộ phận nhân sự. Giả thuyết cho rằng các công ty Apple, Google, Intel, Adobe đã thỏa thuận nhau không cạnh tranh trong việc tuyển dụng công nhân có tay nghề, kỹ sư bậc cao,… bằng cách giữ mức tiền lương cố định.

Deep Blue và Kasparov

Quay trở lại các tin tức gần đây, cuộc thách đấu cờ vua nổi tiếng giữa Kasparov và siêu máy tính IBM Deep Blue cũng được đặt trong thuyết âm mưu. Theo ESPN, năm 1996 Kasparov chiến thắng với tỉ số 4-2 sau 6 trận, năm 1997 cả hai tái đấu, kết quả Deep Blue giành chiến thắng.

Theo luật chơi trong cả hai trận đấu, đội ngũ kỹ thuật và chuyên gia cờ của IBM có thể điều chỉnh cho Deep Blue giữa các trận, nhưng không được điều chỉnh trong suốt trận đấu. Kasparov đặt dấu hỏi việc IBM có tuân theo luật chơi, và ông cho rằng có sự can thiệp của con người vào các trận đấu.

IBM; siêu máy tính; tin tức; tin nóng; Kasparov
Một trục trặc "nhân tạo" trên siêu máy tính Deep Blue dường như đã làm Kasparov rối trí và dẫn đến thua cuộc.

NSA và thế giới

Sau vụ cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tiết lộ các bí mật động trời xung quanh hàng loạt chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ cũng như một số quốc gia khác có liên quan đến NSA, đã xuất hiện các các buộc và điều tra cho thấy hệ thống giám sát toàn cầu không chỉ nhắm vào công dân Mỹ mà còn là người nước ngoài và các cơ quan chính phủ khác.

PCWorld

Apple, bảo mật, NSA, NSA nghe lén, theo dõi người dùng, thuyết âm mưu, Unix


      © 2021 FAP
        3,377,179       487