Công nghệ - Sản phẩm

Ba nhân vật và phát minh quan trọng nhất của Internet

(PCWorldVN) Chiếc máy tính đầu tiên, ý tưởng về vi mạch và mạng chuyển đổi gói tin giúp chúng ta kết nối toàn cầu là những phát minh quan trong nhất đối với thế giới Internet.

Sự giản dị tinh tế của chiếc iPhone đã ẩn trong đó là 200 năm lịch sử của những phát minh vĩ đại. Thoạt nhìn thì có nhiều đặc điểm có vẻ khá bình thường hiển nhiên, nhưng nó chỉ có thể trở thành hiện thực là nhờ vào một số thiên tài khoa học, những người đã đưa những điều trong tưởng tượng vào phần cứng. Trong cuốn sách Innovators nói về tiến trình con người bước chân vào cuộc cách mạng công nghệ số, chúng ta có thể chắc chắn về 3 phát minh quan trọng nhất trong lịch sử máy tính. Phát minh đầu tiên là chiếc máy tính, tiếp thep là ý tưởng về vi mạch (microchip) cho phép máy tính mang tính cá nhân hơn, và cuối cùng là mạng chuyển đổi gói tin (packet switch network) giúp chúng ta kết nối các máy tính trên toàn cầu.

Máy tính không chỉ là về những con số 

Nữ bá tước và chiếc máy tính cơ học đầu tiên.

Khi nói về máy tính, bạn quay về với nữ lập trình viên đầu tiên trong lịch sử, Ada Lovelace. Nữ bá tước của Lovelace, sinh năm 1815, là người đầu tiên tin rằng, máy tính có thể tính toán nhiều thứ hơn chỉ là những con số; Bà ấy khám phá ra rằng, những con số chỉ là những kí hiệu, như những nốt nhạc hay mệnh đề logic. Lovelace là khuôn mẫu của một nhà phát minh khác người. Bà bị ám ảnh bởi tính năng công nghệ của một chiếc máy tính và công trình đầu tiên trong lĩnh vực lập trình bằng thuật toán logic là bảng tính dãy số Bernoulli. Bà tạo ra bảng tính này trong 2 năm (1842 - 1843) để ứng dụng cho chiếc máy tính “Analytical Engine” của Charles Babbage-người đã chế tạo ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên trên thế giới.

Lý thuyết của Lovelace: giả sử rằng mối liên hệ cơ bản giữa âm thanh các nốt trong khoa học hòa âm và sáng tác nhạc có thể biểu đạt và phỏng theo được, thì máy móc có thể sáng tác những bản nhạc một cách khoa học và tinh vi ở mọi mức độ phức tạp. Giống như nhiều nhà phát minh khác, Lovelace đã không được công nhận là thiên tài trong suốt sự nghiệp của mình, và phải mất rất nhiều năm để những ý tưởng của bà có sức ảnh hưởng đến nhân loại.
Làm cho máy tính nhỏ hơn

Mạch tích hợp ban đầu của Jack Kilb.

Trước những năm 60, người nào không sở hữu một nhà kho thì không nằm trong danh sách những khách hàng mua máy tính tiềm năng. Họ điều hành công việc bằng những đèn điện tử chân không, thông qua một nhóm người điều khiển. Sau đó, một nhóm nhỏ của AT&T Bell Labs đã khám phá ra rằng những tín hiệu điện có thể được thu vào các thiết bị bán dẫn được gọi là transistor (bóng bán dẫn).

Đây là một sự đột phá khi mà kĩ sư đoạt giải Nobel: Jack Kilby đã đặt nhiều transitor vào một con chip. Việc này cho phép máy tính mang tính cá nhân hơn. Vào năm 1958, khi Kilby cùng với Robert Noyce chế tạo mạch tích hợp đầu tiên mà trong đó các chi tiết điện tử được xây dựng trong một thực thể duy nhất tạo thành từ vật liệu bán dẫn, sau này gọi là các chip. Và tờ Washington Post đã cho rằng “ Một kỉ nguyên mới của điện tử đã bắt đầu.”

Thiết bị kết nối

Sơ đồ kết nối ARPANET đầu tiên.

Người hùng Internet thầm lặng và không được ca ngợi là JCR Licklider, người đi tiên phong về ý tường mạng phân quyền bên trong phòng thí nghiệm quân đội tuân theo cấp bậc ở nơi ông làm việc. “Tôi bắt đầu nói rõ quan điểm của mình về việc những vấn đề trong chỉ huy và ra mệnh lệnh về cơ bản là những vấn bản trong tương tác giữa con người và máy tính.”, trích một câu nói của Licklider trong sách The Innovators.

Licklider chủ yếu quản lý sản phẩm ở phòng thí nghiệm nghiên cứu chính phủ, ông đã thành lập một nhóm nghiên cứu của riêng mình. Nhóm này đã thúc đẩy phát triển khuôn mẫu Internet đời đầu ARPANET(Advanced Research Projects Agency Network - Mạng lưới cơ quan với các đề án nghiên cứu tiên tiến). Mạng ARPANET đầu tiên chỉ có bốn IMP-  Bộ xử lý thông điệp giao diện (Interface Message Processor) và kết nối đầu tiên được thực hiện vào ngày 29 tháng 10 năm 1969 giữa Đại học California và viện nghiên cứu Stanford.

Những người đã làm việc trên mạng ARPANET đầu tiên nói rằng: “ Licklider đã tạo cảm hứng cho chúng bằng tầm nhìn về việc kết nối các máy tính thành một mạng lưới”. Và Licklider chính là cha đẻ của Internet.

 

PCWorld

ARPANET, bóng bán dẫn chân không, Internet, Jack Kilby, Licklider, transistor


      © 2021 FAP
        3,406,924       328