Công nghệ - Sản phẩm

Phơi bày định kiến ngầm ở Google

Đại bản doanh của Google ở Mountain View, Calif với cơ cấu 70% nhân viên là nam, hãng tìm kiếm này đang cố gắng làm cho nhân viên biết làm thế nào mà sự thiên vị hoặc thành kiến vô thức có thể tác động đến các quyết định tuyển dụng và quảng cáo.

Google cũng giống như nhiều công ty công nghệ khác, là một cộng đồng. Được sáng lập bởi hai người đàn ông, đội ngũ điều hành và cả phía nhân viên công ty cũng chủ yếu là nam giới. Tính trung bình ở Google, cứ 10 người thì có 7 người là nam. Nam giới chiếm 83% số lượng kỹ sư và 79% ban giám đốc công ty. Trong một báo cáo gửi Ủy ban cơ hội việc làm bình đẳng năm ngoái, Google cho biết trong 36 người gồm các giám đốc điều hành và quản lý cấp cao chỉ có 3 người là phụ nữ.

Đại bản doanh của Google.
Những người lãnh đạo Google nói họ không hài lòng về tỷ lệ ít ỏi nữ giới cũng như người da màu và gốc Tây Ban Nha của công ty. Vì vậy hãng đang nỗ lực nâng cao những tỷ lệ này trong dài hạn với giải pháp trọng tâm là tổ chức nhiều hội thảo để làm cho văn hóa Google có tính đa dạng. Chỉ có vấn đề là: Google không có bằng chứng vững chắc các hội thảo sẽ thực sự tạo được hiệu quả. Ở vài góc độ, kế hoạch đa dạng hóa của Google giống nhiều ý tưởng sản phẩm tham vọng nhất của mình, từ xe hơi tự lái đến kết nối Internet siêu nhanh cho toàn nước Mỹ. Mục tiêu mà công ty đặt ra cho kế hoạch này rất cao: chống lại sự phân biệt văn hóa đã ăn sâu và thái độ cô lập ngầm đang là thực trạng ở các công ty công nghệ. Uy tín trong giới công nghệ mà cánh đàn ông có được làm cho những ý kiến phân biệt giới tính trở thành một điều hiển nhiên.

Tỉ lệ nam nữ ở Google hiện tại quá chênh lệch.
Google đang phải huy động tất cả nguồn lực và sức sáng tạo để đương đầu với vấn đề này. Tuy nhiên, công ty không có lộ trình cụ thể cho biết khi nào đội ngũ nhân viên sẽ đạt được cân bằng giới tính hoặc có thực hiện được điều này hay không. Freada Kapor Klein, doanh nhân khởi nghiệp đã dành thời gian dài nghiên cứu tính đa dạng nơi công sở, đồng thời là đồng nữ chủ tịch của Trung tâm tác động xã hội Kapor, từng nói: “Tôi nghĩ điều mà Google đang làm thật tuyệt vời. Nhưng có một điều rất quan trọng là Google không chỉ thuyết giảng khoa học mà cần có chiến lược hành động để giảm thiểu sự mất cân bằng. Sự can thiệp ngay lập tức nhằm loại bỏ hoàn toàn định kiến là không khả thi.”

Google nói rằng kế hoạch của công ty không nhằm giải quyết tất cả vấn đề cùng lúc. Ban giám đốc chỉ ra rằng họ đã cố gắng làm tăng tính đa dạng trong nhiều năm qua bằng việc tài trợ cho các chương trình khuyến khích phụ nữ và người thuộc nhóm thiểu số làm việc trong ngành công nghệ, và bằng việc nghiên cứu tỉ mỉ cách thức tuyển dụng sao cho giảm thiểu được phân biệt giới tính. Sau khi phải chịu áp lực từ các nhà hoạt động nhân quyền, vào tháng 5 công ty đã công bố một báo cáo trong đó dẫn chứng tư liệu “một cách thẳng thắn” (theo lời giám đốc nhân sự Laszlo Bock) về thực trạng giới tính và chủng tộc của nhân viên.

Thông tin Google công bố đã thúc đẩy một làn sóng công bố các báo cáo trong cả giới công nghệ. Cả Facebook, Yahoo, Apple và những tên tuổi sừng sỏ khác đã công bố báo cáo trong đó nêu ra tình trạng mất cân bằng giới tính trong nhân viên cũng thê thảm tương tự Google. Trong những hội thảo đào tạo về tính đa dạng của Google bắt đầu diễn ra từ năm ngoái và tới nay đã có hơn nửa trong số 49000 nhân viên tham gia, nội dung chính là những lĩnh vực nghiên cứu mới nổi về tâm lý xã hội gọi là thành kiến vô thức. Điều này có vai trò to lớn trong việc định hình thế giới quan và tác động nhiều đến cách hình thành môi trường làm việc cho những tính cách và ý tưởng khác nhau.

Mối quan tâm của Google về những thành kiến ngầm đã lộ rõ từ năm 2012, khi Bock đọc được bài báo trên tờ New York Times về một nghiên cứu cho thấy sự phân biệt một cách có hệ thống đối với nữ giới trong những công việc có tính chất khoa học công nghệ. Hiệu ứng này đã phổ biến khắp nơi đến mức những nhà nghiên cứu đã lý thuyết hóa sự phân biệt này cần phải được khống chế bằng sự thành kiến văn hóa vô thức chứ không phải sự phân biệt giới tính công khai.

Bock tự hỏi làm sao mà những thành kiến vô thức này lại có thể tồn tại ở Google. Ông nói: “Đây là một môi trường khá ôn hòa và chuyện có những thành kiến sai lệch là rất ít. Thỉnh thoảng cũng có vài kẻ phá phách điên khùng và tôi sẽ sa thải những tên này.” Nhưng Bock cũng lo ngại là những thành kiến nguy hại hơn là những cái có xu hướng lan truyền và diễn biến âm thầm nhất.

Tăng tính đa dạng không phải là mục tiêu chỉ để giúp Google cảm thấy an tâm. Khi trích dẫn những nghiên cứu cho thấy nhóm làm việc có đa dạng thành viên có thể sáng tạo hơn nhóm toàn các thành viên giống nhau, Bock cho rằng đội ngũ nhân viên đa dạng thành phần sẽ tốt cho việc kinh doanh của Google. Liệu Google có thể điều tra được những thành kiến sẽ có tác động thế nào đến công việc của toàn thể nhân viên, quan trọng hơn là liệu nó có thể làm thay đổi cả văn hóa công ty hay không?

[MEDIA:123]

Phòng nhân sự của Google, vốn được biết đến với tên gọi là phòng People Operations- Hoạt động Con người, có nhiệm vụ giống như phòng thí nghiệm nghiên cứu ở trường đại học .Nhân viên phòng này là các nhà khoa học phải liên tục phân tích tình hình hoạt động trong nội bộ công ty. Bock đã yêu cầu một trong những nhà nghiên cứu là Brian Welle khởi động một dự án về tính thiên vị ngầm. Sau vài tháng, tiến sĩ Welle đã tạo ra một bài giảng dài 90 phút tập trung vào một nhân viên Google có tư duy khoa học nhưng hay nghi ngờ.

Bài giảng được mở đầu bằng một sự thật đáng buồn: Tất cả mọi người đều ít nhiều phân biệt giới tính hoặc chủng tộc. Nếu bạn cho rằng mình không như vậy, hãy làm Implicit Association Test – một bài kiểm tra thực nghiệm đo lường mức độ thành kiến. Bởi theo tiến sĩ Welle, có vài người mang những thành kiến rất nặng nề không hề ý thức được bản thân lại như vậy.

Ảnh hưởng của những định kiến là rất mạnh và văn hóa của thung lũng Silicon được cho là nơi hội tụ của nhân tài cũng không giúp cải thiện tình hình. Trong bài giảng, tiến sĩ Welle trình chiếu một bản mô phỏng trên máy tính cách thức mà chỉ 1% số người có định kiến với nữ giới khi chấm điểm đánh giá năng lực làm việc có thể làm cho các cấp trên cũng mang định kiến, dẫn đến sự biểu hiện dưới khả năng thật của người được đánh giá.

Cuối cùng, tiến sĩ Welle tập trung vào nghiên cứu cho thấy chúng ta không phải là nô lệ cho những định kiến ngầm của chính chúng ta. Càng nhận biết được sự vô thức của bản thân trong quá trình ra quyết định, chúng ta càng cố buộc người khác phải đối mặt với những thành kiến của họ, và chúng ta càng có cơ hội vượt qua những định kiến ngầm của mình.

Laszlo Bock, giám đốc nhân sự của Google cho rằng đội ngũ nhân viên đa dạng thành phần sẽ tốt cho việc kinh doanh của công ty
Google đã đưa ra một số giai thoại dường như để ám chỉ rằng văn hóa công ty họ đã bớt thành kiến nhờ quá trình đào tạo nhân viên. Cách đây không lâu, công ty đã khai trương một tòa nhà mới và vài người đã phát hiện ra thực tế là tất cả phòng họp đều được đặt tên theo các nhà khoa học nam trong khi trước đó không ai biết về điều này.

Gần đây, ở một cuộc họp xúc tiến mà trong đó một nhóm giám đốc là nam giới đang quyết định số phận của một nữ kỹ sư, một giám đốc cấp cao từng tham gia khóa đào tạo về vấn đề định kiến đã cảnh báo những người đồng nghiệp này nhớ rằng họ là đàn ông nên đã không trân trọng vai trò khác biệt của phụ nữ trong nhóm. Bock nói: “Chỉ cần nâng cao nhận thức là cũng đủ để mọi người phải suy nghĩ về điều này.” Nữ kỹ sư sau đó đã được thăng chức.

Một lần khác, trong một bài thuyết trình với toàn thể công ty, một người phỏng vấn đã hỏi một giám đốc nam và một giám đốc nữ mới đây bắt đầu chia sẻ văn phòng làm việc chung với người khác: “Trong số hai vị ai là người rửa chén?” Giọng điệu phân biệt giới tính kỳ lạ này ngay lập tức đã bị một giám đốc cấp cao ngồi trong trong hàng ghế khán giả phát hiện được và vị giám đốc này đã hét lên: “Định kiến vô thức!” Bock coi tất cả hành động này là bằng chứng cho thấy việc đào tạo về vấn đề định kiến đã có kết quả. Ông nói: “Bỗng nhiên bạn từ không biết gì đã có thể dễ dàng nhận ra sự định kiến, và, ôi trời, bạn phát hiện ra nó ở khắp mọi nơi.”

Tuy nhiên, cho dù điều đó có dẫn đến thay đổi trong dài hạn ở Google và những công ty công nghệ khác hay không vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải.
 

PCWorld

Apple, Facebook, Google, Yahoo


      © 2021 FAP
        3,413,288       145