Công nghệ - Sản phẩm

Tự chụp ảnh và đưa lên mây an toàn hơn

Những bức ảnh tự sướng được lưu trữ lên đám mây cá nhân không có nghĩa là chúng sẽ được an toàn tuyệt đối. Hãy tham khảo 3 cách sau đây để giúp cho dữ liệu riêng tư của bạn bảo mật hơn khi đưa lên mây.

Mọi người đều có những tập tin cá nhân mà họ muốn giữ chúng riêng tư, nhất là những bức ảnh “tự sướng” (selfie) nhạy cảm được chụp từ điện thoại. Vấn đề là nếu bạn lưu trữ chúng lên các dịch vụ lưu trữ đám mây thì có nghĩa là bạn đã giao quyền kiểm soát cho người khác. Vụ rò rỉ hàng trăm tấm ảnh “tự sướng” nhạy cảm của các ngôi sao điện ảnh Hollywood trên dịch vụ iCloud của hãng Apple tuần qua đã khiến người dùng trở nên cảm thấy nghi ngờ về độ bảo mật của các dịch vụ lưu trữ đám mây. Song, chỉ với vài bước sau đây bạn có thể tiếp tục giữ cho hầu hết tất cả dữ liệu riêng tư của mình tránh khỏi những con mắt tò mò. Tất cả những gì bạn cần là một chút công sức và thời gian.

Kiểm tra các thiết lập trên smartphone

Tắt tính năng Photo Stream trong iOS để thiết bị không tự động tải mọi hình ảnh lên iCloud.
Nếu đang cài đặt những ứng dụng đám mây trên điện thoại của mình, bạn có thể tự động sao lưu mọi bức ảnh đã chụp lên mây. Những dịch vụ của Dropbox, Google+ và iCloud đều mặc định có tính năng này. Điều đó thực sự tiện lợi nếu bạn cần reset lại thiết bị để bán hay thậm chí trong trường hợp bị mất cắp, mọi hình ảnh đều đã được lưu trữ trên mạng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên suy nghĩ kỹ càng trước khi chụp mỗi bức ảnh. Nếu không muốn chia sẻ hình ảnh cá nhân của mình lên mạng nữa, hãy mở ứng dụng đám mây, tìm đến mục tự động tải hình ảnh và tắt nó đi.

Mã hóa các tập tin nhạy cảm

Các tập tin được mã hóa đều hỏi mật khẩu mỗi khi mở.
Dĩ nhiên là bạn có thể giữ tất cả tập tin của mình trong máy cục bộ, nhưng thỉnh thoảng bạn sẽ cần chia sẻ chúng lên mạng. Mã hóa là phương pháp bảo vệ tốt nhất lúc này. Có nhiều cách để mã hóa tập tin, nhưng 3 phương pháp sau là phổ biến và phù hợp với nhiều cấp độ người dùng từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp: 7-Zip, BitLocker và PGP. Nhìn chung, mỗi ứng dụng mã hóa đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Hãy tìm cho mình một phương pháp phù hợp nhất, dễ dùng nhất để mã hóa những dữ liệu riêng tư mang tính nhạy cảm trước khi lưu trữ lên mạng đám mây.

Sử dụng chế độ xác thực hai bước

Phương pháp xác thực hai bước của Apple.
Xác thực hai bước (two-factor authentication) hiện được xem là một phương pháp bảo mật tốt hơn cho người dùng bởi vì nó xác thực dựa trên không chỉ mật khẩu mà còn dựa vào thiết bị người dùng đang sử dụng. Lời khuyên là hãy bật chế độ xác thực hai bước cho tất cả các dịch vụ đám mây mà bạn đang dùng. Điều này sẽ đảm bảo rằng thậm chí nếu một người nào đó có được mật khẩu của bạn, họ cũng không thể truy xuất vào tài khoản của bạn vì không có mã code đã được gửi đến số điện thoại mà bạn đăng ký trước.

PCWorld

bảo mật, chụp ảnh tự sướng, dịch vụ đám mây, selfie


      © 2021 FAP
        3,432,534       112