Công nghệ - Sản phẩm

Edward Snowden: Phía sau bức màn của NSA (phần 3)

Liệu có ai đó giả mạo Edward Snowden để mọi mũi dùi về tiết lộ thông tin mật đều chỉa đến anh?

(Tiếp theo phần 2)

Tuy vậy, có vẻ như chưa ai biết chính xác lượng dữ liệu mật ấy là gì, NSA vẫn chưa biết, những người bảo quản chưa biết, thậm chí cả Snowden cũng không biết cụ thể. Anh không nói chính xác anh thu thập chúng bằng cách nào nhưng những chuyên gia trong cộng đồng tình báo cho rằng anh đơn giản chỉ cài một con bọ web (crawler), là một chương trình có thể tìm và copy mọi tài liệu có chứa từ khóa hoặc cụm từ khóa cụ thể nào đó. Do vậy có thể nhiều tài liệu đơn thuần chỉ mang tính kỹ thuật và gần như không có thông tin gián điệp hoặc các dữ liệu mật khác.

Và còn có thể có thêm trường hợp khác phức tạp hơn, là có vài kẻ khác mạo danh Snowden, không phải do Snowden chỉ đạo nhưng từ một tay tin tặc khác làm lộ bí mật dưới danh nghĩa Snowden. Chính Snowden mạnh miệng loại bỏ khả năng này khi nhà báo James ghi âm phỏng vấn. Nhưng cùng với chuyến thăm độc lập của nhà báo James thì ông cũng được cấp cho quyền truy cập không hạn chế vào bộ đệm cache bộ tài liệu mật bị lộ ở vài địa điểm khác nhau. Và duyệt qua đống tài liệu số ấy bằng một công cụ tìm kiếm phức tạp, nhà báo James không thể tìm được tài liệu nào trong số đó tương ứng với những gì đã bị tuồn ra bên ngoài mạng, do vậy ông kết luận có một kẻ nào khác ở đâu đó làm điều này. Cả Greenwald và chuyên gia bảo mật Bruce Schneier, người có quyền truy cập đến bộ đệm cache tài liệu, cũng công khai phát biểu rằng họ tin có một kẻ nào khác đang tung tài liệu mật ra cho giới truyền thông.

Thực chất, vào ngày đầu tiên ở Moscow phỏng vấn Snowden, tờ tạp chí Đức Der Spiegel đăng kèm với đó là một câu chuyện dài kể về hoạt động của NSA tại Đức và việc hợp tác giữa NSA và cơ quan tình báo Đức BND. Trong số các tài liệu mà tờ báo này công bố là "Biên bản ghi nhớ" ở cấp bảo mật cao nhất, giữa NSA và BND từ hồi năm 2002, mà theo tờ báo này ghi rõ rằng: "Tài liệu này không nằm trong số tài liệu mà Snowden tiết lộ."

Một số người nghi ngờ về chuyện liệu khi phát hiện NSA nghe lén điện thoại di động của bà thủ tướng Đức Angela Merkel mà trước nay mọi người nghĩ rằng là do Snowden tiết lộ, thì nay lại đặt lại vấn đề ấy. Vào thời điểm vừa phát hiện ra chuyện này, tờ Der Spiegel đơn giản là gửi thông tin ấy đến Snowden và vài nguồn khác giấu tên. Nếu kẻ tuồn thông tin mật là nhân viên NSA thì có thể đây là một cơn ác mộng khác của NSA, vì điều đó cho thấy NSA không có khả năng quản lý chính thông tin của mình và có thể chỉ ra rằng những hành động của Snowden là với mục đích tốt. Snowden cho biết: "Họ vẫn chưa sửa chữa vấn đề của họ. Họ vẫn sơ suất trong chuyện kiểm duyệt tài liệu, họ vẫn đi bộ, họ không biết chúng đến từ đâu và chúng sẽ đi đâu. Nếu đúng như trường hợp này thì công chúng có còn đặt niềm tin vào NSA khi tổ chức này có mọi thông tin cá nhân, những thông tin về cuộc sống của chúng ta?"



Poitras là nhà báo cũng là nhà làm phim, một trong những nhà báo đầu tiên mà Snowden liên lạc, cũng đã viết vài bài cho tờ Der Spiegel. Bà là người nổi tiếng và rất am tường về công nghệ mã hóa, nên thu hút được nhiều nhân viên NSA. Trong đó, bộ đệm tài liệu mật của Snowden có thể làm lá chắn rất lý tưởng cho bà. Sau khi nói chuyện với Snowden, ông John gửi email cho bà Poitras để hỏi liệu có một nguồn rò rỉ thông tin khác ngoài Snowden bên trong NSA hay không. Bà trả lời thông qua luật sư của mình rằng: "Chúng tôi rất tiếc Laura không thể trả lời câu hỏi của ông".

Cùng ngày nhà báo James ăn chung chiếc pizza với Snowden trong phòng khách sạn tại Moscow, Hạ viện Mỹ đã buộc NSA dừng lại. Số phiếu bầu rất lệch, 293-123, buộc NSA phải dừng quy trình tìm kiếm không được cấp phép ấy trong một cơ sở dữ liệu vô cùng lớn, chứa hàng triệu email và cuộc điện đàm của người Mỹ. Cả hai phe Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều tán thành điều này: "Không cần bàn cãi, người Mỹ càng cảnh giác hơn với những chương trình giám sát của chính phủ, sử dụng để lưu và tìm dữ liệu cá nhân. Bằng cách biểu quyết cho luật sửa đổi, Quốc hội Mỹ có thể chắn chắn đóng lại cánh cửa hậu trong chuyện giám sát hành vi của công dân."

Đây là một trong những cải cách mà Snowden không được hưởng. Trở lại Moscow, Snowden nhớ lại khi lên máy bay sang Hong Kong, cũng là lúc anh để lộ bản thân mình là kẻ tiết lộ tài liệu mật, và anh tự hỏi mình quên cả bản thân để làm một điều có đáng làm hay không. Việc NSA giám sát mọi thứ trở thành một trong những đề tài nóng trong phiên thảo luận của chính phủ. Tổng thống Obama từng nói thẳng về vấn đề ấy, Quốc hội đưa vấn đề ấy lên bàn làm việc và Tòa án tối cao cũng coi việc nghe lén mà không được cấp phép là vấn đề lớn. Quan điểm của công chúng cũng nghiêng về việc loại bỏ kiểu giám sát đại chúng như vậy. Anh cho rằng "còn tùy nhiều vào câu hỏi biểu quyết, nhưng nếu bạn hỏi đơn giản về những điều như quyết định của tôi để lộ chương trình Prism", là chương trình cho phép cơ quan chính phỉ trích xuất dữ liệu người dùng từ các công ty như Google, Microsoft và Yahoo, "thì 55% người Mỹ sẽ đồng ý. Nhưng đó là một cái gì đó quá sức tưởng tượng trong vòng cả năm nay mà chính phủ cho đó là hành động siêu trộm cắp."

Có thể Snowden hơi thái quá nhưng trong chừng mực nào đó, điều ấy đúng. Gần một năm sau lần lộ thông tin đầu tiên của Snowden, giám đốc NSA, Keith Alexander, công bố rằng Snowden "bị tình báo Nga mua chuộc" và tố cáo anh gây ra "tổn hại nghiêm trọng và không thể khắc phục". Mới đây hơn, John Kerry, ngoại trưởng Mỹ, nói thẳng rằng: "Edward Snowden là thằng hèn, là tên phản quốc, hắn đã phản lại tổ quốc mình." Nhưng hồi tháng 6 vừa rồi, chính phủ Mỹ dường như nhỏ nhẹ hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times, giám đốc NSA mới là ông Michael Rogers cho biết ông đang "cố gắng tỏ ra tỉ mỉ và cân nhắc cẩn trọng đối với trường hợp của Snowden."

(Còn tiếp)

PCWorld

Edward Snowden


      © 2021 FAP
        3,433,102       428