Công nghệ - Sản phẩm

Những không gian riêng trên mạng xã hội

Người ta quen với cách chọn lọc thông tin để chia sẻ, và các công ty trực tuyến đang nhặt nhạnh điều này để kinh doanh.

Sau nhiều năm chiêu dụ người dùng chia sẻ mọi suy nghĩ, cảm xúc và cả ảnh tự chụp (selfie), các công ty trực tuyến chuyển sang khai thác những không gian trực tuyến riêng tư hơn, vì họ cho rằng sẽ dễ kiếm tiền hơn ở những mảng này.

Có vài phát triển mới đây cho thấy một số công ty đang bắt đầu hiểu được người dùng của họ không muốn chia sẻ mọi suy nghĩ và các hoạt động thường ngày của họ lên trên mạng. Người ta vẫn chia sẻ rất nhiều thứ nhưng vẫn phủ một lớp mặt nạ nào đó hoặc chia sẻ thông tin rất có chọn lọc. 

Ví dụ như Netflix đang thử nghiệm một chế độ xem riêng tư, cho phép người dùng chọn ẩn các tựa phim, không xuất hiện trong log hoạt động của mình, hoặc không chia sẻ với bạn bè trên Facebook. Thay đổi như vậy sẽ giúp người xem Netflix không phải lo ngại chuyện bạn bè đánh giá bạn đang nghiện phim Hàn Quốc, chẳng hạn như vậy. 

Trong khi đó, Google tháng rồi cho biết họ sẽ không yêu cầu người dùng sử dụng tên thật trong Google+ nữa, mà bấy lâu Google từng áp đặt. Theo họ, họ nhận ra rằng yêu cầu sử dụng tên thật gây khó dễ cho trải nghiệm của một số người dùng. Nhiều người cảm thấy khó chịu khi post lên YouTube thì video đó lại gắn với tên thật của mình trên Google+. 

Facebook cũng vậy, cũng có tuỳ chọn cho người dùng chia sẻ có chọn lọc hơn. Tại hội nghị F8 của hãng trong năm nay, CEO Mark Zuckerberg nói rằng vài người dùng sợ khi phải nhấn vào “nút màu xanh” để đăng nhập vào các ứng dụng sử dụng profile Facebook của mình. Người dùng lo lắng không biết dữ liệu nào mà ứng dụng muốn truy cập và tống tin cho bạn bè, bảo với họ rằng mình vừa cài ứng dụng đó. Nút màu xanh sẽ sớm có tuỳ chọn đăng nhập ẩn danh, hoặc chọn dữ liệu nào mà một ứng dụng có thể truy cập được. 

Đó là vài ví dụ để chỉ ra một xu hướng chung là: các công ty trực tuyến cho phép người dùng có được thêm một chút riêng tư khi họ sử dụng dịch vụ trực tuyến. Người ta vẫn muốn chia sẻ trực tuyến nhưng lại quan ngại đến hậu quả, và về làm cách nào để chia sẻ, chia sẻ ở đâu thì thích hợp.

CEO của Facebook gần đây cũng cho biết một trong những yếu tố mà Facebook đang tập trun là tạo các khoảng không gian riêng cho người ta chia sẻ mọi thứ và có tính tương tác mà họ không có được ở đâu khác. Vì theo anh, có nhiều thứ mà người ta muốn bày tỏ và họ cần có các công cụ để giải bày trong một nhóm nhỏ hơn.

Hiện thời, thậm chí có các ứng dụng hoàn toàn ẩn danh. Từ năm ngoái, các dịch vụ như Secret, WhisperYik Yak ra đời. Chúng cho phép người ta đăng tải các thông tin giống như Facebook, chỉ có điều khác biệt là không có gắn tên người đăng vào. 

Nhưng với các dịch vụ ẩn danh như vậy, giới trẻ có vẻ háo hức hơn cả, vì họ xem đó như là công cụ chọc ghẹo bạn bè dễ dàng, thuận lợi nhất. Rõ ràng là cho dù Google+ hay Secret thì một số người sẽ có được cách dấu đi bản thân mình khi post một thứ gì đó. Thậm chí với cả Twitter, là dịch vụ thích tự xưng mình là hội trường Internet, cũng đã cải thiện chức năng nhắn tin trực tiếp, cho phép người ta trao đổi riêng tư với nhau. 

Và Facebook cũng có liên kết với Secret. Công ty khởi nghiệp Secret gần đây công bố một chức năng tích hợp với Facebook, cho người dùng đọc được nhiều tin Facebook hơn từ bạn bè trên trang Secret của họ. Secret cho biết liên kết này là ẩn danh, không chứa tên thật của người dùng. 

Dù vậy, ta cần nhớ rằng Facebook và Google là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ miễn phí, và lợi nhuận của họ thu được từ dữ liệu của người dùng. Do vậy, họ sử dụng chúng như là công cụ để bán quảng cáo dựa trên hành vi người dùng. Nên ta rất khó để nói Facebook có muốn tiến mạnh và giúp những dịch vụ ẩn danh hay không.

PCWorld

Facebook, mạng xã hội, social network, Twitter


      © 2021 FAP
        3,445,916       445