Công nghệ - Sản phẩm

Tại sao Trung Quốc tấn công vào các công ty công nghệ Mỹ

Trung Quốc đang có cuộc chiến mạnh mẽ nhắm vào các hãng công nghệ của Mỹ trên mọi mặt trận, dấu hiệu cho thấy nước này đang rất tự tin về khả năng công nghệ riêng của mình.

Động thái

Đất nước đông dân nhất thế giới này đã có thể làm được bộ vi xử lý riêng của mình, có siêu máy tính nhanh nhất thế giới, và đang cố gắng vượt qua Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Trung Quốc đã xây dựng đế chế mạng xã hội truyền thông riêng của mình dành cho 600 triệu người dùng Internet, gạt Facebook và Twitter ra ngoài lề. Lenovo đã tuyên bố sử dụng hai trụ sở chính ở Bắc Carolina và Trung Quốc và ngày nay đây chính là nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới .

Tại thời điểm này, dường như Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc chiến chống lại các hãng công nghệ Mỹ. Và thực sự bùng nổ sau khi Mỹ truy nã 5 người Trung Quốc với tội danh là giám điệp công nghệ. Đáp lại, chính phủ Trung Quốc nhắm vào các nhà cung cấp phần cứng và các nhà cung cấp thông tin như Google. Truyền thông của nước này tạo ra các câu chuyện như "Các hãng công nghệ nước ngoài tạo ra mối đe dọa trên Internet " với ví dụ điển hình khi công khai chỉ trích Microsoft và đe dọa cấm Windows 8 trên truyền hình. Hay các động thái khiêu khích như việc nhà sản xuất máy chủ của Trung Quốc là Inspur đang thực hiện một dự án có tên là “IBM Inspur” để nhằm tạo ra cuộc chiến máy chủ như thời 2002 giữa Sun và IBM. 

5 nhân vật Trung Quốc bị Mỹ truy nã.

Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay không đơn thuần chỉ vì giám điệp công nghệ. Trung Quốc đang chọn lọc các mục tiêu một cách khá cẩn thận.

Dưới đây là 5 lý do Trung Quốc để tấn công Mỹ 

1. Trung Quốc với mong muốn khẳng định bản thân

Tập Cận Bình - một kỹ sư hóa học được đào tạo bài bản nên khi nhận chức chủ tịch vào năm ngoái thì ông đã tập trung vào nền tảng kĩ thuật. 6 tháng sau khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã phê duyệt và lập ra Khu nhận biết phòng không biển Đông. Với kế hoạch này, Trung Quốc yêu cầu máy bay muốn đi qua khu vực này thì phải báo cáo kế hoạch bay, và cung cấp nhiều thông tin khác. Khu vực phòng không bao gồm cả vùng lãnh thổ Việt Nam khiến căng thẳng khu vực tăng cao. Khả năng quân sự của Trung Quốc đang tăng lên khi đã sở hữu trong tay tàu sân bay và công nghệ chế tạo máy bay tàng hình...

Trung Quốc gây hấn ở biển Đông.

Andrew Bartels , chuyên gia phân tích của Forrester nhận định rằng những hoạt động gần đây của Trung Quốc nhắm vào các công ty công nghệ cao của Mỹ như là một phần của cách tiếp cận tổng thể. Trung Quốc với vị thế của mình đã trở nên quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại.

2. Chính sách đổi mới đẩy công nghệ Mỹ sang một bên

Trung Quốc muốn hạn chế hoạt động của các công ty công nghệ nước ngoài càng nhiều càng tốt. Kế hoạch của nước này là nhằm giảm sự phụ thuộc công nghệ nước ngoài từ 50% xuống còn 30% vào năm 2020, theo một báo cáo phát hành cuối năm ngoái bởi Congressional Research Service. 

Công ty Mỹ bị gạt sang 1 bên trong chính sách đổi mới.

Đã có nhiều quan ngại tại Washington về chương trình đổi mới bản địa của Trung Quốc, nhất là cách thức nó hoạt động. Công ty nước ngoài đang chịu áp lực để chuyển giao công nghệ để đổi lấy quyền truy cập vào thị trường Trung Quốc. Trong các cuộc tấn công của mình, Trung Quốc không nhắm mục tiêu vào cơ sở dữ liệu hoặc các hệ thống kinh doanh khác mà đi thẳng vào nền tảng công nghệ.

3 . Khả năng sản xuất phần cứng của Trung Quốc đang tăng

Trung Quốc đang đổi mới trong việc phát triển các hệ thống hiệu năng cao HPC. Hệ thống này bây giờ là một khối với tất là linh kiện được sản xuất trong nước bao gồm chip xử lý và dây nối... Các hệ thống lớn đang trở nên dễ dàng với họ, nhất là trong lĩnh vực hiệu suất máy tính với xếp hàng đầu thế giới vào hồi tháng 6 năm ngoái. Siêu máy tính này có khả năng tính toán đạt 34 petaflop, ngoài ra đứng thứ 10 trong danh sách cũng là 1 sản phẩm made in China. Sự tự tin về phần cứng của Trung Quốc tăng lên, điều đó có nghĩa là xu hướng chống lại các nhà cung cấp Mỹ cũng cao lên.

Sản phầm phần cứng made in Chine khắp thế giới.

Bartels của hãng nghiên cứu Forrester cho biết, các nhà sản xuất phần cứng của Mỹ hiện nay đã thấy được các rào cản khó khăn hơn trong việc bán hàng cho Trung Quốc. Những việc này chỉ mới xuất hiện 1 năm hay 2 năm, doanh thu phần cứng cũng bị ảnh hưởng. Crawford Del Prete, một nhà phân tích của IDC, cho biết chiến lược bán hàng ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác sẽ phải có nhiều sự thay đổi để phù hợp. Ông hi vọng các nhà cung cấp có thể làm nhiều cách khác nhau để phục vụ cho thị trường và chứng minh cho chính phủ Trung Quốc, cũng như người tiêu dùng biết rằng sản phẩm của họ là tốt nhất.

4. Hạn chế bởi phần mềm ứng dụng

Một số lượng lớn các phần mềm của Trung Quốc được xem là vi phạm bản quyền. Các nhà phân tích cho rằng việc vi phạm bản quyền đã khiến nước này không thể trợ giá để xây dựng các hệ thống cây nhà lá vườn. Khả năng của Trung Quốc trong phần mềm ứng dụng là rất cao nhưng họ không có nhiều lựa chọn khi giá trị của trí tuệ không được tôn trọng. Đó là lý do tại sao Trung Quốc tập trung vào các dịch vụ phần cứng và hệ thống thông tin.

5. Sức mạnh của thị trường

Ngay cả khi càng khó bán hàng ở Trung Quốc và đối với các nhà sản xuất công nghệ cao của Mỹ thì đây cũng là một thị trường rất lớn. Chi tiêu vào sản phẩm công nghệ của đất nước đông dân này tăng hơn 8 % trong năm ngoái, gần gấp đôi Mỹ- theo IDC, và đã được dự báo sẽ có chỉ số tốt hơn vào những năm sắp tới. Chi tiêu cho công nghệ của Trung Quốc về tổng thể ít hơn 1/3 so với Mỹ, nhưng đã vượt qua Nhật Bản trong năm qua để trở thành thị trường CNTT lớn thứ hai trên thế giới. Các cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các công ty Mỹ với niềm tin của mình rằng có thể làm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ.

John Holdren , người đứng đầu Văn phòng Nhà Trắng về Chính sách Khoa học và Công nghệ (Office of Science and Technology Policy) gần đây đã cảnh báo rằng các khoản đầu tư nghiên cứu và phân tích của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ " trong một vài năm. "
 

PCWorld

Facebook, IBM, Lenovo, máy chủ, thị trường Trung Quốc, Trung Quốc, Twitter


      © 2021 FAP
        3,452,070       401