Công nghệ - Sản phẩm

Định vị máy bay mất tích qua GPS ít được áp dụng

Các chuyên gia An ninh Hàng không tiết lộ rằng nhiều hãng hàng không hiện nay không trang bị các thiết bị, công nghệ mới nhất để định vị và cảnh báo trong trường hợp khẩn cấp xảy ra trên chuyến bay.

Các chuyên gia hàng không đã trích dẫn nhiều lý do có thể xảy ra đối với những khó khăn gặp phải trong việc xác định vị trí máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích ở biến Đông 4 ngày trước. Mặc dù việc tìm kiếm này được thực hiện dưới sự nỗ lực của rất nhiều nước, trong đó có nhiều nước có nhiều kinh nghiệm và trang bị công nghệ mới.

Điều đáng ngạc nhiên đầu tiên là trong khi hiện đang là thời đại của công nghệ theo dõi và định vị qua vệ tinh (GPS) hiện đại và tinh vi, nhưng một số máy bay vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào radar. Với cách thức theo dõi dạng này, chắc chắn vì nhiều lý do sẽ xảy ra tình trạng bị mất liên lạc với các trạm kiểm soát không lưu. Một số chuyên gia cũng cho rằng, nếu máy bay được sử dụng công nghệ GPS mới nhất thì thiết bị này cũng có thể bị hỏng hoặc không dùng được trên máy bay.

Frank Graham, chủ tịch Jr AEROVOX Forensics, một công ty tư vấn an ninh hàng không cho biết rằng để xác định được vị trí của máy bay bị mất tích có thể gặp nhiều thách thức rất lớn. Tình hình sẽ tệ hơn do ảnh hưởng bởi thời tiết, dòng chảy của đại dương… Tất cả những yếu tố này sẽ khiến cho vị trí cuối cùng của máy bay giữa đại dương là điều rất khó khăn.

Trước đó, chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines với 239 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh đột nhiên bị mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu. Vị trí cuối cùng không được xác định chính xác mà nhiều suy đoán là máy bay đang ở đâu đó trên vùng biển nằm giữa Malaysia và Việt Nam. Hiện các quốc gia trong đó có Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm để xác định vị trí của chiếc máy bay Boeing 777 -200ER nhưng hiện kết quả không mấy khả quan bởi nhiều lý do không rõ ràng.

Một chiếc máy bay Boeing 777 (Ảnh: Boeing Co.)
Vào sáng thứ 3 ngày 11/2/2014, việc tìm kiếm chuyển sang một bước ngoặt mới, khi các quan chức Không quân của Malaysia tiết lộ với mạng truyền hình cáp CNN rằng máy bay có thể đổi theo hướng ngược lại hàng trăm dặm trước khi biến mất.

Sự cố tương tự xảy ra gần đây nhất là vào năm 2009, một chiếc máy bay Airbus A330 của hãng Air France từ Rio de Janeiro tới Paris cũng bị rơi giữa Đại Tây Dương. Nhiều ngày sau đó, đội tìm kiếm và cứu hộ cũng không hề tìm thấy các mảnh vỡ của chiếc Airbus này, trong gần hai năm thân máy bay cũng không được tìm ra. Mãi đến ngày 3/4/2011, nhiều mảnh vỡ lớn từ chiếc máy bay này mới được tìm thấy trên Đại Tây Dương. Để xác định vị trí rơi chính xác thực sự sẽ rất khó khăn nếu máy bay không được trang bị radar và thiếu các thiết bị có thể truyền dữ liệu vị trí mới nhất về trạm kiểm soát, ông Graham nói.

“Một số máy bay được trang bị những khả năng đó, nhưng có một số lại không”, Graham chia sẻ thêm. “Hiện tại vẫn còn nhiều trường hợp hãng hàng không liên lạc với phi hành đoàn để cập nhật vị trí thông qua tín hiệu radio”. Tình trạng mất tín hiệu radar không phải là hiếm, nhất là khi máy bay đang đi qua đại dương. Trong khi đó, hiện có nhiều cách để một chiếc máy bay có thể truyền dữ liệu vị trí về trái đất, thiết bị được gắn trên máy bay, được bảo trì đúng cách và sử dụng.

Các yêu cầu, thủ tục áp dụng , đào tạo cũng như cấu hình thiết bị cho từng máy bay, từng hãng hàng không và từng quốc gia sẽ khác nhau. Theo Graham, không phải quốc gia nào cũng giống như Mỹ, vì ở đây mọi người có thể tự mình theo dõi tất cả các chuyến bay trừ khi các nhà điều hành yêu cầu khóa dữ liệu ASDI (Aircraft Situation Display to Industry) công khai.

Giao diện theo dõi các chuyến bay trong lãnh thổ Mỹ. Ảnh: Safetynet Solutions
Các cơ quan hàng không trên thế giới đang bắt đầu thực hiện kế hoạch bổ sung radar sử dụng công nghệ GPS. Tuy nhiên, phải mất đến hơn 10 năm thì công nghệ này mới được áp dụng rộng rãi. Khi sử dụng radar dạng này, những dữ liệu về vị trí của máy bay sẽ được chính máy bay tự động truyền về.

Ric Peri, phó chủ tịch của Hiệp hội Điện tử Máy bay (Aircraft Electronics Association) cho rằng công nghệ định vị áp dụng trên máy bay cỡ lớn sử dụng chuẩn Automatic Dependent Surveillance-Broadcast (ADS-B). Thay vì dựa vào một ping radar, ADS - B sẽ sử dụng tín hiệu GPS và hệ thống định vị của máy bay để xác định vị trí chuyến bay và sau đó phát sóng thông tin về trạm. Ric Peri cũng tiết lộ rằng nhiều tàu sân bay Mỹ cũng đã bắt đầu sử dụng công nghệ này, tất cả các máy bay thương mại lớn ở Mỹ cũng được yêu cầu phải sử dụng nó vào năm 2020. Công nghệ đã tỏ ra đặc biệt hữu ích, đặc biệt tại các khu vực thiếu tín hiệu radar như từ Đại Tây Dương đến giữa vịnh Hudson thuộc Canada hay bờ biển Ailen. Tuy nhiên, tại nhiều nơi trên thế giới vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào tín hiệu radar.

Peri còn cho rằng, máy bay Malaysia mất tích cũng là một máy bay Boeing 777, lần đầu tiên được sử dụng cách đây gần 20 năm. Các thiết bị điện tử và công nghệ sử dụng trong máy bay này có thể có giấy chứng nhận trong khoảng 5 năm trước… Do đó, sẽ là không hợp lý nếu kết luận rằng chiếc máy bay mất tích có thể đã sử dụng công nghệ cũ đến… 30 tuổi.

Theo Peri, các thiết bị ghi dữ liệu bay (Flight Data Recorder) và ghi lại thông tin từ buồng lái (Cockpit Voice Recorder) nên được tích hợp chức năng tự động kích hoạt đèn báo để có thể tự phát tín hiệu dưới nước trong khoảng 30 ngày. Từ đó, cũng sẽ dễ dàng hơn cho việc tìm kiếm, chúng ta có thể sử dụng đèn sử dụng ít năng lượng.

Cấu tạo của một thiết bị ghi dữ liệu bay (Flight Data Recorder). Ảnh: Says.com
Một điều không rõ ràng nữa là chiếc máy bay bị mất tích cũng có một thiết bị phát Emergency Location Transmitter (ELT) để phát tín hiệu vị trí khẩn cấp trong trường hợp máy bay xảy ra tai nạn. Nếu máy bay bị tai nạn, công tắc tích hợp trong thiết bị này sẽ tự động kích hoạt. Thiết bị này sẽ phát sóng một tín hiệu để tổ chức Search and Rescue Satellite Aided Tracking (Tổ chức Tìm kiếm, Cứu nạn quốc tế dựa trên thông tin vệ tinh - SARSAT) tìm ra và ứng cứu kịp thời.

Hiện các máy bay thương mại của Mỹ cũng được yêu cầu phải trang bị thiết bị ELT. Cho nên sẽ rất bất thường nếu thiết bị phát tín hiệu khẩn cấp này không phát huy đúng tác dụng như thiết kế. Hơn nữa, phải mất một thời gian dài và trải qua nhiều thử nghiệm kiểm chứng kỹ càng các thiết bị này trước khi được áp dụng trong ngành hàng không thương mại.

Các chuyên gia còn lưu ý rằng hiện có nhiều hãng hàng không, nhất là các hãng ngoài khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu thường không trang bị các công nghệ theo dõi, định vị và cảnh báo những trường hợp khẩn cấp tiên tiến nhất trên các chiếc máy bay của mình. Đây thực sự là những mối nguy hiểm tiềm ẩn cần được khắc phục để những sự cố như trường hợp của chuyến bay MH370 mới đây.

PCWorld

gps


      © 2021 FAP
        3,453,890       737