Sức khỏe

Điều trị biếng ăn phải quan tâm đến dinh dưỡng

PN - Tạp chí Human Nutrition and Dietetics – tạp chí chuyên về dinh dưỡng và khoa học dinh dưỡng vừa công bố kết quả từ nghiên cứu lâm sàng do công ty Abbott và các chuyên gia tại Philippines thực hiện.

Biếng ăn kéo dài dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng

Theo thống kê, tình trạng biếng ăn rất thường gặp ở trẻ 15-36 tháng tuổi nhưng có thể kéo dài đến tuổi đi học và thiếu niên nếu không được giải quyết triệt để. Tại Việt Nam, Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Công Khanh, chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết, tỷ lệ biếng ăn ở trẻ em vào khoảng 35%. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn vì nhiều bà mẹ dù luôn theo dõi sát tình trạng ăn uống của con nhưng chưa thấy con có biểu hiện sụt cân hay ốm vặt thì chưa thấy tình trạng biếng ăn nghiêm trọng và cần sự can thiệp.

Bên cạnh đó, không ít bà mẹ chia sẻ rằng họ chỉ quan tâm đến số lượng thức ăn mà con dùng một ngày. Nếu bữa này bé ăn ít thì bữa sau có thể bù lại, hoặc tăng cường thêm nhiều bữa phụ với thức ăn vặt để làm đầy bụng bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trẻ biếng ăn thường tiêu thụ các chất dinh dưỡng và năng lượng ít hơn hơn mức cần thiết, có thể ít hơn đến khoảng 50%, dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng khá lớn nếu tình trạng biếng ăn, kén ăn kéo dài.

Hậu quả trước mắt có thể là tình trạng chậm tăng cân hay chiều cao, trẻ hay ốm và lâu hồi phục. Nếu thiếu hụt dinh dưỡng không được can thiệp sớm thì sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí tụt lại đằng sau so với bạn bè cùng trang lứa. Do đó, bên cạnh việc giải quyết tình trạng biếng ăn để trẻ xây dựng được thói quen ăn uống lành mạnh, phụ huynh còn phải lưu tâm đến cân bằng dinh dưỡng để trẻ bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng.

“Vấn đề này cần sự vào cuộc của các nhà cung cấp dịch vụ y tế, các bậc phụ huynh và cả cộng đồng”, Tiến sĩ Yen Ling Low, chuyên gia lâm sàng tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển sản phẩm dinh dưỡng của Abbott khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khẳng định.

Tiến sĩ Yen Ling Low (trái) trong buổi hội thảo chia sẻ về nghiên cứu lâm sàng mới của Abbott tại Việt Nam.

Kết quả từ nghiên cứu lâm sàng mới của Abbott

Hiện nay, có một số giải pháp nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ đang được áp dụng là tư vấn chế độ dinh dưỡng, bổ sung thức ăn và vi chất cần thiết. Trong số đó, hiệu quả và sự an toàn của phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, như dùng PediaSure, đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Gần đây, nghiên cứu của nhóm chuyên gia được tiến hành tại Philippines là nghiên cứu đầu tiên về lợi ích dài hạn của phương pháp này.

Nghiên cứu kéo dài 48 tuần cho thấy việc bổ sung dinh dưỡng 2 lần mỗi ngày, thông qua uống PediaSure, giúp nhóm trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng tăng trưởng nhanh hơn chỉ trong 4 tuần đầu và giữ mức tăng trưởng ổn định trong suốt quá trình sau đó. Trong suốt quá trình nghiên cứu, trẻ thể hiện rõ sự phát triển đáng kể về chiều cao; 99,5% trẻ tăng cân đúng chuẩn (không có hiện tượng béo phì). Mặt khác, số ngày trẻ bị bệnh giảm và sự hứng thú với việc ăn và các hoạt động thể chất gia tăng nhờ Phương pháp bổ sung dinh dưỡng này.

“Khi hiểu rõ về tầm quan trọng của việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, việc khắc phục sẽ trở nên hiệu quả hơn”, Tiến sĩ Yen Ling Low nhấn mạnh. “Do đó, Abbott đã và đang tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp chăm sóc dinh dưỡng nhằm giúp trẻ có thể phát triển hết tiềm năng của mình.”

Như vậy, bên cạnh thay đổi hành vi, thay đổi thói quen cho ăn để giải quyết chứng biếng ăn ở trẻ, phụ huynh cần áp dụng phương pháp bổ sung dinh dưỡng như là một công cụ hữu hiệu và toàn diện giúp trẻ bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng tối ưu.

KHÁNH HÒA
 

www.phunuonline.com.vn

điều trị biếng ăn, chữa biếng ăn


      © 2021 FAP
        194,331       517