Sức khỏe

Dấu hiệu nhận biết chất lượng ‘con giống’ của quý ông

PNO - Một cuộc nghiên cứu quy mô với sự tham gia của hơn 9.000 nam giới gặp trục trặc về vấn đề sinh sản đã phát hiện ra rằng:

 

Các nhà điều tra của trường Y ĐH Stanford, Hoa Kỳ nhận thấy chất lượng “con giống” nghèo nàn có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về da và tuyến nội tiết. Khoảng 15% các cặp đôi gặp khó khăn trong chuyện có con và ½ các trường hợp này, tinh trùng của người đàn ông đã có những khiếm khuyết nhất định.

Theo chuyên gia Michael Eisenberg- người đứng đầu cuộc nghiên cứu thì vô sinh là một dấu hiệu cảnh cáo cho các rắc rối ở cơ quan sinh sản nói riêng cũng như toàn bộ sức khỏe mói chung. Ở cuộc nghiên cứu này, Giáo sư Eisenberg và các cộng sự của ông tại trường ĐH Y Stanford đã phân tích các số liệu y khoa của 9,387 nam giới, hầu hết đều nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50.

Các nhà nghiên cứu đánh giá đặc điểm của các mẫu tinh dịch gồm: thể tích, mức độ cô đặc và khả năng di động của tinh trùng trong “nước cốt”. Khoảng ½ nam giới tham gia cuộc nghiên cứu có những bất thường về tinh dịch, số còn lại gặp trục trặc về chuyện sinh sản do những nguyên nhân khác.

Trên cơ sở các số liệu ghi nhận được, các nhà nghiên cứu đã có thể so sánh tình trạng sức khỏe của những nam giới bị khiếm khuyết về tinh dịch với những người không gặp phải rắc rối này. Đặc biệt, họ nhận thấy có mối liên quan giữa những người có chất lượng tinh dịch kém với một số căn bệnh đặc biệt về hệ tuần hoàn, đáng chú ý nhất là chứng cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Giáo sư Eisenberg nói: “Có rất nhiều nam giới bị cao huyết áp, vì vậy, hiểu rõ mối tương quan này là một điều có ý nghĩa rất lớn”. Ngoài ra, một số khiếm khuyết về tinh dịch còn có thể gây ra các bệnh về da hoặc tuyến nội tiết cho phái mạnh.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Fertility and Sterility được xem là một bước tiến đáng kể trong việc giúp điều trị tình trạng vô sinh ở nam giới trong tương lai.

DUY KHÔI

(Theo Thehealthsite.com)

www.phunuonline.com.vn

con giống, tinh trùng


      © 2021 FAP
        202,325       485