PNCN - Tôi bị bệnh huyết áp cao. Nghe nói uống trà thảo mộc giúp hạ huyết áp nên con tôi định mua cho tôi uống mỗi ngày. Tuy nhiên,
Hoàng Mai (Đồng Nai)
ThS-DS Trần Văn Trễ - Nguyên Trưởng khoa Dược, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM trả lời:
Trước tiên, cần phải hiểu trà thảo mộc chính là một loại thực phẩm chức năng, không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ hỗ trợ điều trị. Vì vậy, không thể dùng trà thảo mộc trong các trường hợp cấp cứu (thí dụ người đang lên cơn đau tim hoặc cơn cao huyết áp…). Khi dùng trà thảo mộc, phải có sự hướng dẫn kỹ lưỡng của thầy thuốc, nhất là với những người có bệnh mạn tính.
Về nguồn gốc, dạng trà thuốc đã có từ lâu trong cả Đông và Tây y. Thông thường, khi có một công thức, một cây thuốc nào có ích cho cơ thể con người mà xét thành phần, người thầy thuốc thấy không độc hoặc rất ít độc, mùi vị dễ uống, thích hợp để dùng như trà, là có thể bào chế thành dạng trà.
Trà thuốc có thể ở dạng thô (thảo dược lá, rễ… được thái ra hoặc nghiền ra thành bột và làm khô), sử dụng bằng cách hãm trong nước sôi, gạn lấy nước và uống, hoặc được làm dạng trà bánh (thảo dược được nghiền nhuyễn, đóng thành bánh với liều lượng một bánh/lần uống). Cùng với sự xuất hiện của máy móc, dạng trà túi lọc, trà hòa tan tiện dùng hơn, được đóng gói đẹp hơn, tiện dùng hơn.
Nói chung, các loại trà thuốc đều có nguồn gốc là thảo dược, được dùng bằng cách nấu, sắc và người bệnh uống nước sắc. Sau này, để tiện cho việc sử dụng và phân liều được chính xác, các thầy thuốc chuyển thành dạng trà thuốc. Hoạt chất trong trà thuốc như đã nói ở trên là hoạt chất có trong thảo dược cấu tạo nên trà thuốc. Chính vì thế, chỉ thầy thuốc mới biết rõ tình trạng bệnh tình của bạn để tư vấn bạn nên sử dụng loại trà thuốc nào, liều lượng ra sao.
trà thảo mộc, trị cao huyết áp