PN - “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD) thường do những ý nghĩ thường xuyên tái diễn liên quan tới những lo âu căng thẳng,
Theo BS Quang, ám ảnh sợ hãi rất đa dạng và phong phú. Có người sau khi bị chó cắn nhẹ vào chân, sợ bị bệnh dại nên đã đi chích ngừa phòng bệnh. Kể từ sau lần đó, người bệnh mang nỗi ám ảnh sợ chó cắn, thậm chí chỉ cần nghe người khác đề cập những gì liên quan đến con vật này là có cảm giác sợ.
Có người lại sợ cục pin, hễ thấy các thiết bị có gắn pin là né tránh. Có người lại bị ám ảnh bởi nỗi sợ vi trùng, sợ dơ bẩn, suốt ngày cọ rửa nhà cửa... Những người bệnh như vậy cần được theo dõi và dùng thuốc tâm thần. Người bệnh buồn bã, không muốn tiếp xúc với ai, họ rất lo sợ điều gì đó sẽ đến, sợ trống trải, sợ cô đơn. Thậm chí có người vẫn nhận biết như vậy là vô lý, nhưng không thể thoát ra được nỗi ám ảnh.
Chứng ám ảnh sợ hãi là một bệnh có tính di truyền. Những người có bố, mẹ hoặc anh, chị, em có chứng bệnh ám ảnh sợ hãi thường có nguy cơ bị ám ảnh sợ hãi hoặc rối loạn nhân cách cao gấp 10 lần người bình thường. Những người bị chứng ám ảnh sợ hãi đều bị thiếu chất serotonin ở não.
Bên cạnh việc dùng thuốc, chứng ám ảnh sợ hãi được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, hành vi và nhận thức; thư giãn... Đặc biệt, không nên né tránh các tình huống gây sợ, vì như thế sẽ càng làm cho sợ hãi tăng lên. Người bệnh cần thực hiện phương pháp thở có kiểm soát để giảm các triệu chứng ám ảnh sợ hãi.
Người bệnh nên liệt kê các tình huống làm cho họ sợ hãi và tránh né; đặt kế hoạch để có thể đương đầu và thích nghi với các tình huống gây sợ hãi.
Nếu tình huống gây sợ hãi vẫn còn gây lo âu, người bệnh cần thở chậm rãi và thư giãn, đồng thời luôn tự nhủ rằng mọi việc sẽ qua đi trong 30 phút.
NGA THANH
ám ảnh, làm sao thoát nỗi ám ảnh sợ hãi