Sức khỏe

Ung thư âm đạo là bệnh gì?

PNCN - Mẹ tôi kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ và được chẩn đoán là ung thư cổ tử cung (UTCTC). Sau đó, mẹ tôi đi một nơi khác kiểm tra lại,

Bích Hằng (TP.HCM)

Các nguyên tắc xếp hạng lâm sàng UTÂĐ giống như trong UTCTC, nên UTÂĐ thường được chẩn đoán lầm là UTCTC, nếu điều trị không đúng cách, hiệu quả sẽ không cao. Tất cả bệnh nhân phải được chụp X-quang phổi, làm huyết đồ. Soi bàng quang và niệu quản được đề nghị ở những bệnh nhân có khối bướu to hoặc bướu ở thành trước âm đạo. Những người có bướu ở thành sau âm đạo được chỉ định soi trực tràng.

Tuổi thường gặp UTÂĐ là 50 - 59 (35,71%) và xuất huyết âm đạo bất thường là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất (45%). Phần lớn bệnh nhân đến khám ở giai đoạn trễ (giai đoạn IIB - III là 80%). Siêu âm giúp chẩn đoán đa số các trường hợp có di căn hạch chậu. Xạ trị là phương pháp được lựa chọn cho hầu hết các trường hợp UTÂĐ (82%). Tái phát gặp trong 30% số trường hợp.

Nếu sinh thiết ở cổ tử cung hoặc âm hộ cho kết quả dương tính, lúc đó phải chẩn đoán là UTCTC hoặc ung thư âm hộ. Bướu thường ăn lan vào các cấu trúc lân cận như niệu đạo, bàng quang, trực tràng. Sự xâm nhiễm vào mô dưới niệu đạo và vách âm đạo trực tràng ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị. UTÂĐ cũng lan rộng đến mô cạnh âm đạo và đến vách chậu. Thường thì di căn hạch có trễ, lan tràn đến hạch chậu (hông ngoài và hạ vị). Nếu bướu lan đến âm hộ thì có thể di căn hạch bẹn. Triệu chứng đầu tiên khiến bệnh nhân đến khám nhiều nhất là xuất huyết âm đạo bất thường (45% các trường hợp), kế đó là huyết trắng âm đạo kéo dài (30% các trường hợp). Thời gian từ lúc bệnh nhân thấy triệu chứng đến lúc đến khám tại các cơ sở y tế trung bình là ba tháng.

BS Lưu Văn Minh (BV Ung Bướu TP.HCM)

www.phunuonline.com.vn

ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung


      © 2021 FAP
        194,503       691