PNO - Thể trọng của mỗi người chiếm khoảng 60% là nước. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Connecticut (Mỹ), chỉ
1. Bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường có mức đường huyết cao. Để thải bớt mức đường trong cơ thể, các bệnh nhân tiểu đường thường phải đi tiểu nhiều, có thể khiến cơ thể bị mất nước. Trong trường hợp bị tiểu đường và có cảm giác khát thường xuyên kèm theo đi tiểu nhiều, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm biện pháp cải thiện mức đường huyết, nhằm ngăn ngừa nguy cơ mất nước.
2. Thời gian hành kinh
Trong thời gian hành kinh, sự thay đổi các nội tiết tố như estrogen và progesterone ở phụ nữ có thể gây ảnh hưởng đến mức nước trong cơ thể. Đặc biệt, đối với những chị em có thời gian hành kinh kéo dài và máu ra nhiều, đi kèm với triệu chứng đau bụng, có thể làm cạn kiệt mức chất lỏng trong cơ thể.
Trong các trường hợp này, bạn phải bổ sung nhiều nước cho cơ thể để ngừa nguy cơ bị mất nước.
3. Một số loại thuốc
Có nhiều loại thuốc có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều làm tăng nguy cơ mất nước. Bên cạnh đó, không ít loại thuốc có tác dụng phụ là gây tiêu chảy hoặc nôn ói đều có thể khiến cơ thể bị mất nước.
Đối với các trường hợp này, bạn cần phải tăng mức nước tiêu thụ để ngừa nguy cơ mất nước.
4. Hội chứng ruột bị kích thích
Khi bị hội chứng ruột bị kích thích, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn và tiêu chảy mãn tính nên có thể gây mất nước. Bên cạnh đó, rất nhiều người bị hội chứng này thường áp dụng chế độ ăn kiêng khem để tránh làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Và khi thực hiện chế độ ăn uống thiếu cân bằng mức chất lỏng, có thể sẽ góp phần làm gia tăng tình trạng cơ thể mất nước.
5. Mang thai
Trong quá trình mang thai, cơ thể bạn cần rất nhiều nước. Vì lượng máu trong cơ thể gia tăng để chuyển tới tim và cung cấp tới bào thai, do đó đòi hỏi nhu cầu mức chất lỏng cao. Ngoài ra, với những chị em thường bị nôn ói do ốm nghén cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước.
Để giảm thiểu nguy cơ cơ thể bị mất nước, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm tìm ra biện pháp khả thi để khắc phục chứng ốm nghén.
6. Lão hóa
Đối với những người lớn tuổi, khả năng giữ nước của cơ thể cũng như cảm giác khát cũng bị suy giảm, nên dễ gây ra tình trạng cơ thể bị mất nước mà họ không nhận ra. Trong những trường hợp này, để ngừa nguy cơ cơ thể bị mất nước, cách tốt nhất là bạn cần luôn ghi nhớ tới việc uống nước, đặc biệt khi hoạt động nhiều.
7. Chế độ ăn uống
Có rất nhiều thực phẩm tự nhiên có tác dụng lợi tiểu, như rau mùi tây, bồ công anh, cải xoong… Khi tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này khiến bạn đi tiểu nhiều, do đó có thể dẫn đến nguy cơ mất nước.
Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ bị mất nước, bạn cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng mức chất lỏng trong cơ thể, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây mất nước.
8. Cho con bú
Khi cho con bú, cơ thể người mẹ chuyển chất điện giải, protein, khoáng chất, nước sang cơ thể em bé. Vì vậy, cơ thể thai phụ sẽ bị giảm mức chất lỏng.
Trong trường hợp này, thai phụ cần phải thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể để ngừa nguy cơ mất nước nghiêm trọng.
Nguyễn Niệm (Theo Medicmagic)
nước, bổ sung nước, 8 nguyên nhân khiến cơ thể mất nước