Sức khỏe

Núm vú giả ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

PNO - Kết quả một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Y khoa Monash, Clayton (Mỹ) gần đây cho thấy, sử dụng núm vú giả có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi hội chứng đột tử.

Ngậm núm vú giả  có thể giúp trẻ ngừa hội chứng đột tử (ảnh internet)

Cụ thể, trẻ sơ sinh khi được sử dụng núm vú giả có thể giảm đáng kể nguy cơ tử vong do hội chứng đột tử. Bởi việc sử dụng núm vú giả giúp trẻ kiểm soát tốt tình trạng hoạt động của tim. Tạp chí Daily Mail (Anh) dẫn lời của giáo sư Rosemary Horne - tác giả cuộc nghiên cứu: "Hội chứng đột tử có thể gây ra bởi tình trạng trẻ ngừng thở hoặc tụt huyết áp trong khi ngủ. Đối với những trẻ thường ngậm núm vú giả có thể giúp cải thiện kiểm soát tình trạng tim và khả năng điều tiết nhịp tim”.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Y học Monash, Clayton (Mỹ) thấy rằng, tác dụng bảo vệ của núm vú giả vẫn còn được duy trì ngay cả khi trẻ không ngậm núm vú trong khi ngủ.

Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra và phân tích 37 trẻ sơ sinh khỏe mạnh khi đang ngủ trưa. Họ phát hiện rằng, những trẻ thường ngậm núm vú giả không thay đổi nhịp tim - một dấu hiệu của hệ thống tim phản ứng với huyết áp ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, lợi ích này vẫn được duy trì ngay cả khi trẻ không ngậm núm vú giả.

Các nhà nghiên cứu thực sự không hiểu rõ tại sao việc sử dụng núm vú giả có thể giúp kiểm soát tình trạng tim ở trẻ. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng tích cực đối với sức khỏe của trẻ khi sử dụng núm vú giả. Và thời điểm tốt nhất cho trẻ sử dụng núm vú giả là sau một tháng tuổi và nên ngừng sử dụng khi trẻ được từ 6-12 tháng tuổi.

Các nhà nghiên cứu cho biết, hội chứng đột tử thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, ngay cả khi chúng đang trong tình trạng khỏe mạnh. Đặc biệt, trẻ sinh non hoặc nhẹ cân thường đối diện với nguy cơ cao phát triển hội chứng này, nhất là vào ban đêm.

Nguyễn Niệm (Theo Medicmagic)

www.phunuonline.com.vn

núm vú giả, trẻ ngậm ti, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh


      © 2021 FAP
        203,406       137