Sức khỏe

Chữa thiếu máu tại nhà

PNO - Mệt mỏi, khó tiêu, cơ thể suy nhược, khả năng tập trung kém là những triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu. Đây là bệnh xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ, được chẩn đoán khi mật độ huyết sắc tố trong máu suy giảm ở mức thấp.

1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt

Một chế độ ăn uống cân bằng luôn là bí quyết “vàng” để giữ gìn sức khỏe. Trái cây sấy khô, sò, gạo thô, rau có lá sẫm màu, nho khô, chà là khô và mận cùng với bánh mì, nui, mật đường và gan đều nằm trong danh sách thực phẩm giàu chất sắt. Nếu tiêu thụ những thực phẩm này ở mức vừa phải, bạn sẽ có đủ lượng sắt mà cơ thể đang thiếu hụt.

2. Lựa chọn đồ uống phù hợp

Cà phê và trà là những thứ nằm trong danh sách phải “cắt giảm”. Tiêu thụ cà phê quá mức sẽ cản trở cơ thể hấp thu chất sắt. Thay vào đó, bạn nên chọn những loại đồ uống “xanh” như các loại nước ép làm từ rau, củ, quả tươi hay những ly sinh tố không đường. Một ít mật ong sẽ giúp món sinh tố của bạn thêm thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn.

3. Tắm nước lạnh

Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định tắm nước lạnh có thể giúp cơ thể đạt đến một nhiệt độ lý tưởng cần thiết để máu tuần hoàn tốt hơn đến mọi bộ phận. Chính vì vậy, dầm mình trong nước lạnh cũng là cách giúp chữa trị bệnh thiếu máu.

4. Mát-xa

Những động tác xoa bóp đúng kỹ thuật sẽ cải thiện khả năng bơm máu của tim cả về số lượng lẫn chất lượng. Khả năng tuần hoàn máu càng cao thì hoạt động của cơ thể càng nhanh nhẹn và linh hoạt. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn cách xoa bóp, mát-xa theo phương pháp cổ truyền, kết hợp với việc kích thích các huyệt đạo bên trong cơ thể.

5. Bổ sung thêm vitamin C

Một ly nước cam ép mát lạnh không chỉ giúp cơ thể giải nhiệt mà còn bổ sung thêm nhiều vitamin C và giúp chữa bệnh thiếu máu.
Hãy bắt đầu một ngày mới bằng một ly nước chanh nóng pha cùng với mật ong. Món đồ uống này mang lại khá nhiều lợi ích: tăng sức đề kháng, lọc thải độc tố trong ruột, bổ sung năng lượng và ngăn ngừa thiếu máu…

6. Đừng bỏ qua các loại thảo dược

Có rất nhiều loại thảo dược giúp chữa trị hiệu quả bệnh thiếu máu như rễ bồ công anh, rễ cây ngưu bàng, tầm ma, cỏ linh lăng, tảo spirulina và cây long đờm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ đông y để được hướng dẫn về liều lượng phù hợp và cách sử dụng.

7. Chuối

Ăn chuối được xem là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Loại trái cây này rất giàu chất sắt và kali - những dưỡng chất có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều huyết sắc tố hơn. Nhờ đó, sẽ giảm bớt tình trạng thiếu máu.

8. Suy nghĩ tích cực

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các triệu chứng của bệnh thiếu máu có thể suy giảm và bị “tiêu diệt” sau đó nếu như người bệnh luôn giữ được thái độ tích cực trong cuộc sống. Do đó, hãy làm bất kỳ điều gì khiến bạn thấy vui như đi mua sắm, đọc sách hay ca hát… Thái độ tích cực và suy nghĩ lạc quan không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Duy Khôi (Theo Stylecraze.com)

www.phunuonline.com.vn

thiếu máu, chữa bệnh thiếu máu


      © 2021 FAP
        195,415       454