PNCN - * Chị hàng xóm nhà tôi có bầu năm tháng nhưng sơ ý để con chó nuôi trong nhà cắn phải. Tôi khuyên chị nên đi khám để được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại,
Thu Cúc (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
ThS-BS Đặng Lê Dung Hạnh - Trưởng khoa Khám bệnh A, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Không phải khi bị súc vật nào cắn cũng tiêm phòng. Nếu vết cắn nhẹ, xa não; con vật sống bình thường khỏe mạnh; không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực… thì bác sĩ sẽ không chỉ định tiêm vắc-xin mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày. Trong thời gian ấy, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bị bán, mổ thịt… thì người bị vật cắn mới cần đi tiêm vắc-xin. Phải tiêm vắc-xin ngay khi con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại; vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả bị xây xát nhẹ; nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu; không theo dõi được con vật; tại nơi cắn có súc vật bị dại.
Khi thai phụ có nguy cơ nhiễm bệnh và việc không tiêm ngừa có thể làm nguy hại đến tính mạng, thì buộc lòng phải tiêm vắc-xin.
Hiện nay có loại vắc-xin phòng dại hiệu quả được sản xuất từ não súc vật non (chuột bạch), sử dụng an toàn cho cả phụ nữ mang thai.
Bà bầu bị chó cắn, có nên tiêm vắc-xin?